Tính khiêm tốn

Nghị luận về tính khiêm tốn

Mở bài:

Để thành công trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng và yêu thương, mỗi người cần hình thành và bồi dưỡng cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính không thể thiếu đó là sự khiêm tốn. (Nghị luận tính khiêm tốn)

Thân bài:

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, sự kính nhường, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao (cầu) sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao gờ chịu chấp nhân sự thành công của cá nhân mình  trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng  cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Người có đức tính khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Lúc nào họ cũng tỏ ra thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn?

Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm… học thêm mãi mãi.

Sống rất cần có sự khiêm tốn bởi chỉ có khiêm tốn, tự kiềm chế tính kiêu ngạo tự mãn, ra sức lắng nghe, học hỏi để kiện toàn bản thân hơn nữa. Mỗi sự tiến bộ của bản thân trong học thức là điều kiện tiên quyết khẳng định mọi thành công. 

Có đức tính khiêm tốn sẽ giúp ta có đượcbình tĩnh, tự tin và sáng suốt khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, vươn tới thành công.

Người có đức tính khiêm tốn, sống chuẩn mực. luôn được mọi người yêu mến, hợp tác và hỗ trợ. Thái độ nhã nhặn, lịch sự, cầu thị luôn là những yếu tố thuyết phục lòng người. Bởi thế, những bậc vĩ nhân thường hết sức khiêm tốn khi nói về bản thân và sự nghiệp của mình.

Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý.

Ta cần làm gì để có được đức tính khiêm tốn?

Để có được đức tính khiêm tốn, trước hết ta phải biết sống bao dung, sống vì mọi người, không tham lam, gỉ dối hay hận thù người khác. Một khi tâm hồn rộng mở, lòng tham không còn, đức tính khiêm tốn tự khác sẽ có.

Sách Thượng Thư viết “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”.Khổng Tử cũng cho rằng nếu khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi ngườiCuộc sống luôn vận động theo quy luật nhân quả, tạo tác điều tốt đẹp tất sẽ nhận lại được điều tốt đẹp tương xứng.

Để khiêm tốn cũng cần phải sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Lòng biết ơn giúp ta biết sống đúng lẽ phải, biết quý trọng công sức và của cải, biết sống tương trợ hòa đồng với mọi người. Không ai có tự mình làm nên tất cả. Kế thừa và phát huy các thành quả lao động sẵn có của người khác đã gây dựng nên để tạo ra những gì mới mẻ và tiến bộ hơn, lớn lao hơn vốn là bản chất của xã hội loài người. Bởi thế, những gì chúng ta có hôm nay chính là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ. Sống biết ơn là thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc đời.

Để có được tính khiêm tốn thì đừng bao giờ so đo tính toán thiệt hơn. Cũng đừng vì hơn thua mà tranh đoạt hiềm khích lẫn nhau. Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ. Hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Lắn nghe để thấu nhận đúng đắn, thấu hiểu để cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những ai còn khó khăn hơn mình. hãy luôn hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp, tìm lấy cái thiện trong chính mình để có thể sống khiêm nhường.

Hãy khên ngợi người khác nhiều hơn là chê bai. Lời khên ngợi phải luôn chân thành, xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy ắp yêu thương. Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Không nên bảo thủ khi phạm phải sai lầm mà hỹ dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của bản thân, ra sức sửa chữ và hoàn thiện nhân cách, nhân lực của mình. 

Luôn giúp đỡ người khác là hành động thường thấy của người khiêm tốn. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

Bài học nhận thức và hành động

Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự tại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.

Học lối sống và hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

Kết bài:

“Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị” (Angghen). Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.

loading...

Danh sách chương: