Sử dụng điện thoại

Vấn đề sử dụng điện thoại thông minh của học sinh hiện nay

Đề bài: Vijay Koduri, một cựu nhân viên của Google trả lời phỏng vấn trên trang tin Business Insider: “Tôi biết là vào một thời điểm nào đó, các con tôi sẽ cần phải có một chiếc điện thoại riêng. Tuy nhiên, thời gian chúng không dùng điện thoại cần phải càng kéo dài, càng tốt.”Từ câu nói trên, hãy trình bày vai trò của điện thoại thông minh trong đời sống con người.

Bài làm

Mở bài:

Hiện nay, công nghệ thông tin đang ở trên đà phát triển, do con người luôn tự tạo ra những cái mới về nó. Tuy nhiên, ngoài phát minh ra máy tính để con người có thể viết văn bản, thì điện thoại thông minh cũng là một trong những thứ rất hiện đại mà con người đã từng phát minh. Nó hầu như tích hợp thu nhỏ các chức năng của máy tính.

Thân bài:

Điện thoại thông minh (hay gọi trong tiếng Anh là smartphone) là một chiếc điện thoại cảm ứng tích hợp một nền tảng di động để con người có thể sử dụng như một máy tính thu nhỏ, vì nó tích hợp các chức năng như đọc báo, lướt web… Và nó cũng có những chức năng không khác gì một chiếc điện thoại thông thường.

Tuy nhiên, nó được cấu hình thêm những cái mà điện thoại thông thường không có như Wi-Fi, máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông minh được phân phối bởi 3 “ông lớn” về hệ điều hành là Windows Phone, Android và iOS. Nhưng Windows Phone thì hầu như rất ít người xài, họ sử dụng chủ yếu là Android và iOS. Về số lượng tiêu thụ của nó thì vào năm 2013, Android được sử dụng và tiêu thụ nhiều nhất.

Vai trò của một chiếc điện thoại thông minh:

ĐIện thoại thông minh là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Nó gần như là một chiếc laptop thu nhỏ. Thậm chí nó có thể thay thế cho nhiều thiết bị và công cụ tiện ích khác. Trên đó họ có thể đọc báo, lướt web, gửi văn bản bằng gmail mà không cần sử dụng đến máy tính. Và điều đặc biệt ở đây là điện thoại thông minh có những chức năng mới mà có thể một số máy tính nó không có. Người dùng hoàn toàn có thể tiến hành các đa thao tác, những cái đa phương tiện hữu ích của nó. Người dùng có thể sao lưu (backup) dữ liệu của mình trên máy tính, có thể vô hiệu hoá mạng bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, có thể bạn biết, là hầu như ai cũng đều muốn sắm cho mình một chiếc điện thoại thông minh đó hết. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài người lớn sử dụng nó, thì ngay cả học sinh cũng đều được ba mẹ mua hẳn cho một chiếc smartphone. Nhưng họ đều không biết rằng, smartphone và học sinh có tác hại như thế nào.

Một thực trạng đáng buồn về thái độ của con người đối với điện thoại thông minh:

Bạn hãy thử hình dung về xã hội Việt Nam và thế giới với những chiếc điện thoại vô cùng tiện lợi. Đầu tiên thì có rất nhiều người chỉ phụ thuộc vào smartphone quá nhiều, họ không bao giờ đầu tư vào công việc khác.

Thứ nhất, có rất nhiều học sinh có smartphone. Theo số liệu thống kê, cứ 1000 học sinh được khảo sát thì có tới 950 học sinh có hoặc từng sử dụng điện thoại thông minh. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có tới 8% số học sinh có dùng điện thoại thông minh. Con số này cao gần gấp 3 lần so với Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác cũng rơi vào tình trạng tương tự Việt Nam.

Một thực trạng khác cũng hết sức đáng lo ngại. Ngày càng có nhiều người hơn phụ thuộc quá mức  vào smartphone  đến nỗi họ không còn thời gian và tâm trí để lo công việc khác. Về phía học sinh, cũng vì smartphone mà bỏ học, ngồi đấy mà cày game như hành động, nhập vai, luyện kỹ năng. Điều đấy khiến cho đạo đức và nhân cách của học sinh xuống dốc không phanh. Đôi khi, chỉ vì game mà xảy ra mâu thuẫn cá nhân, có thể xảy ra án mạng. Về đạo đức, có thể học sinh chửi nhau bằng bao nhiêu từ ngữ thô tục học được. Khi đó, việc học sẽ đi xuống, tụt lùi, không bao giờ đi lên nếu như chưa được khắc phục.

Tác hại khó lường khi học sinh sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh:

Được sở hữu một chiếc điện thoại thông minh thì thật là tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn có biết một điều: Khi học sinh có một chiếc điện thoại, thì nó sẽ làm gì? Điều đầu tiên là chơi game. Đây là hoạt động mà hầu như khoảng 95% học sinh trên toàn thế giới này đang làm khi có một chiếc điện thoại thông minh ở trên tay. Có thể vì quá nghiện, mà học sinh bỏ học, cắm đầu, cắm cổ vào máy điện thoại có thể 5 hoặc 12 tiếng. Tác hại của nó rất khôn lường, khi bạn nhìn vào smartphone quá lâu, hoặc bạn nhìn quá gần, thì mắt sẽ điều tiết mạnh, nó sẽ làm giảm thị lực nếu bạn nhìn lâu hơn hai tiếng trong một ngày. Vì thế, có rất nhiều học sinh bị cận, suy giảm thị lực nghiêm trọng. Việc suy giảm thị lực ở lứa tuổi học sinh đang là một vấn đề báo động trong toàn xã hội.

Tác hại thứ hai là sức mạnh của mạng xã hội. Ngày nay, Facebook là mạng xã hội rất phát triển cho phép đa phần người dùng đăng hình lên, hoặc chia sẻ thông tin với bạn bè. Vì mạng xã hội trên, mà một số học sinh lợi dụng nó để đăng các thông tin xấu, không đúng sự thật lên mạng, thậm chí là chỉ trích, nói xấu người khác. Người bị hại bởi các tin trên thường luôn bị trầm cảm, có thể dẫn đến vài sự việc đau lòng. Cũng có rất nhiều học sinh sử dụng Facebook chỉ để sống ảo, chụp hình đăng lên liên tục. Vì thế, tác hại của nó càng ghê hơn là chơi game.

Một tai hại khác nữa khi học sinh sở hữu chiếc điện thoại thông minh đó là các trang mạng có nội dung không lành mạnh. Các vấn đề về bạo lực, kinh dị, sex,… có thể bào mòn đạo đức, nhân cách và nhân phẩm của học sinh từng ngày. Thật đáng lo khi các nội dung phản văn hóa ấy lại phổ biến đến mức bạn không cần tìm đến nó thì nó đã ở ngay trước mắt bạn mỗi khi bạn mở điện thoại và kết nối. Và thật nguy hiểm hơn, sự tò mò của lứa tuổi cộng với sự quản lí và giáo dục lỏng lẻo của phụ huynh khiến cho bước chân của các bạn trẻ lầm lạc trong thế giới đáng sợ ấy.

Nhưng bạn có tự đặt ra câu hỏi rằng: Giữa điện thoại thông minh và bạn, ai là chủ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.

Đầu tiên, điện thoại thông minh chỉ là một sản phẩm do con người tạo ra.

Thời xưa, Alexander Graham Bell là người đầu tiên đã phát minh ra “điện thoại” đầu tiên, sau đó cả 2 thế kỷ, người ta phát minh ra chiếc điện thoại có thể bấm được. Và vào khoảng thế kỷ 21, khi công nghệ thông tin trở nên hiện đại, smartphone mới ra đời. Cũng chính vì nó được tạo ra mà con người có thể chi phối nó.

Thứ hai, điện thoại thông minh không phải là tất cả. Nếu phụ thuộc vào chiếc điện thoại, chỉ có bạn và điện thoại. Nếu không có điện thoại, bạn có cả thế giới.

Có hầu như rất nhiều người đều tin rằng, điện thoại thông minh không phải tất cả. Có những cái còn ghê hơn điện thoại như máy tính, laptop đời mới như 2017, 2018… Điều đó càng có thêm cơ sở rằng: Con người vẫn có thể coi nó như một món đồ chỉ để gọi điện thoại, nhắn tin, còn về những cái khác thì smartphone không là gì.

Thứ ba, chính bạn mới là người quyết định có hoặc không sở hữu và sử dụng điện thoại hay không chứ không phải là chiếc điện thoại của bạn.

Chúng ta có quyền tự mình quyết định có nên mua một chiếc smartphone hay không. Không ai bắt ta là giờ ai cũng phải có một chiếc smartphone trong nhà, hầu như không có. Nhưng khi nó phát triển hơn, thì người ta lại càng có cơ sở dựa vào việc có nên mua hay không. Một chiếc điện thoại rẻ lắm là $150 (khoảng 3 triệu), đắt đỏ hơn khoảng $1.500 (khoảng 30 triệu), chưa kể thiết bị đi kèm. Vì thế, bạn có quyền mua nó hay không là tùy ở bạn. Điện thoại thông minh, dù thế nào nó cũng chỉ là một vật vô tri vô giác. Nó trở nên sinh động chính là do bạn làm cho nó trở nên sinh động đấy thôi. Tóm lại, chúng ta chính là chủ của những chiếc smartphone đó.

Thứ tư, sự say mê của con người đối với điện thoại thông minh chỉ là một hiện tượng mang tính quy luật mà thôi.

Thuở ban đầu, khi các sản phẩm công nghệ ra đời như Tivi, máy tính, máy chơi game,.. ra đời, con người khắp thế giới cũng đã say mê như thế. Cũng có người có cái nhìn bi quan về tương lai của giới trẻ. Thế nhưng, sau một thời gian trải nghiệm, giới trẻ đã tự tách mình ra khỏi sự cuốn hút của các sản phẩm công nghệ, trở về với đời sống lao động đầy sáng tạo. Chỉ có một bộ phận nhỏ vẫn còn chìm đắm với thế giới ảo ấy mà thôi. Giới trẻ hoàn toàn có đủ tự tin và bản lĩnh để tự quyết định tương lai của mình.

Cũng thật đáng khen cho những ai biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả về smartphone. Nhưng hầu như theo khảo sát, khoảng 20 – 25% người trên toàn thế giới hơn 7 tỷ người như thế, nghĩa là con số đó quá ít. Họ hầu như chỉ sử dụng cho công việc. Đôi khi nếu mệt quá có thể xem phim, chơi game trong vài phút tới 20 phút. Quả thật, nếu như có hiện trạng đó xảy ra, thì hầu như chúng ta đi theo sự phát triển đúng chuẩn của nó. Đằng này thì chúng ta lại lợi dụng nó. Thật đáng khen cho những ai biết sử dụng nó hợp lý.

Làm thế nào để sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng đắn và hiệu quả nhất ?

Đầu tiên, như chuyên gia công nghệ Vijay Koduri đã nói thời gian học sinh không dùng điện thoại cần phải càng kéo dài, càng tốt. Nghĩa là ở lứa tuổi học sinh không nên dùng điện thoại thông minh. Điều đó thật khó khăn khi điện thoại thông minh luôn có ở trước mắt và hết sức cuốn hút. Tuy khó như vậy nhưng ta có thể từ bỏ nếu chúng ta quyết tâm.

Có rất nhiều biện pháp khắc phục nó, nhưng vẫn cái chính là ở gia đình. Gia đình cần tăng cường giáo dục về sử dụng điện thoại hợp lý, cũng như việc cho con em mình sử dụng nó như thế nào. Gia đình cần khuyên bảo, chỉ ra cái lợi cái hại, cái cần và cái không cần khi muốn có một chiếc điện thoại thông minh. Không nên cấm đoán một cách cực đoan. Việc cấm đoán sẽ gây ức chế đói với giới trẻ và sớm muộn gì chúng cũng lén lút tìm đến điện thoại mà thôi.

Phía nhà trường cũng cần chấn chỉnh việc sử dụng điện thoại. Những ai đã nghiện nó thì hãy giảm bớt lại, sử dụng nó một cách hợp lý để mắt điều tiết tốt, tránh tình trạng bị cận do điều tiết quá nhiều. Một ngày chỉ sử dụng nó ít nhất 60 phút, nhiều nhất cũng phải 2 giờ. Nếu sử dụng hơn thì sẽ mau mỏi mắt, nếu dùng hơn 12 tiếng thì có thể dẫn đến viễn vì nó.

Kết bài:

Điện thoại thông minh dù là người bạn rất tốt, tuy nhiên nếu ta lạm dụng nó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Dù thế nào bạn vẫn là chủ thực sự của những chiếc diện thoại mà bạn đang sở hữu. Hay sử dụng nó đúng cách, đúng mục đích sử dụng và đừng bao giờ lạm dụng các tính năng của nó. Hãy đặt chiếc điện thoại thân thiết của bạn sang một bên và dồn hết tâm trí cho việc học. Đó là cách bạn thực sự làm chủ bản thân bạn và làm chủ chiếc điện thoại đấy.

Đề: Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên.

1. Mở bài

- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

- Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

(2) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

3. Kết bài

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình, các bạn nhé !

loading...

Danh sách chương: