Triều Lê Sơ

Lê Thái Tổ (1428-1433) (Lê Lợi)

Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê ở Lam Sơn – Thanh Hóa là Lê Hối. Vốn là một người chất phác, hiền hậu, ít nói nhưng cụ lại là người hiểu biết sâu xa có thể đoán biết sự việc từ lúc còn chưa hình thành. Lúc đầu gia đình cụ sống ở thôn Như Áng, chuyên làm ruộng và sống khá phong lưu. Một hôm cụ đi dạo chơi trong rừng, thấy có rất nhiều chim tụ họp và bay lượn vòng quanh núi Lam Sơn. Biết đó là nơi đất lành chim đậu, cụ liền dọn nhà đến ở đấy. Sau ba năm khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy, cơ nghiệp nhà cụ ngày càng phồn thịnh. Đến đời ông nội rồi đời cha của Lê Lợi cũng tiếp nối và phát triển được cơ nghiệp của tiền nhân. Người cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người có chí khí và hào hiệp, thường nuôi dưỡng tân khách, thương yêu dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn khó khăn, vì thế cả vùng đều kính phục cụ.

Lê Lợi sinh ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (10 tháng 9 năm 1385) là con trai thứ ba và cũng là con út trong nhà. Ngay từ khi còn rất trẻ, Lê Lợi đă tỏ ra là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người. Vẻ người ông đẹp tươi hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai tả có 7 nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chuông. Cả nhà đặt hi vọng vào người con trai út này, còn các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường. Truyền thuyết kể rằng:

Lớn lên Lê Lợi làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng biểu hiện chỉ cho ngôi huyệt phát đế vương ở động Chiêu Nghi. Sau đó một người phường chài là Lê Thận bắt được một lưỡi gươm cũ, khi đưa vào tay Lê Lợi thì thanh gươm không phải mài mà sáng như gươm mới. Trên thanh gươm có khắc hàng chữ triện, Lê Lợi biết là một thanh gươm quí. Hai ngày sau vợ Lê Lợi ra vườn hái rau lại bắt được một quả ấn báu cũng khắc mấy chữ lối triện, trên lưng quả ấn khắc tên họ Lê Lợi. Ngày sau nữa lại bắt được cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, có khắc hình con rồng, con hổ và hai chữ Thanh Thúy, đem lắp vào lưỡi kiếm đă bắt được thì vừa vặn không sai chút nào.

Từ đó ông càng tin rằng vận nước đă được trao vào tay mình, càng chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp nuôi chí và chờ thời vận.

Lúc đó quân Minh đă đánh bại cha con Hồ Quí Ly, bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng, rồi đặt nước ta thành quận huyện. Lê Lợi ngầm có chí khôi phục non sông, nên hạ mình tôn người hiền, bỏ tiền của ra nuôi binh sĩ, chiêu nạp những anh hùng hào kiệt từ khắp nơi. Những hào kiệt thời ấy như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trăi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi đều nối tiếp nhau quy phục, Lê Lợi kính cẩn đón tiếp, cùng bí mật mưu khởi nghĩa.

Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng với những người đồng chí chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nước kêu gọi nhân dân đồng lòng dưới cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Với lực lượng ban đầu không quá 2000 người, cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh, khí giới thì thật tay không, phải đối địch với một quân đội đông đảo có trang bị đầy đủ của giặc, nghĩa quân nhiều lần bị vây khốn. Có lúc lương cạn hàng tuần, thủ lĩnh Lê Lợi phải cho giết cả voi chiến và ngựa của chính mình để nuôi quân. Có lần bị vậy chặt, Lê Lai đă phải đóng giả Bình Định Vương Lê Lợi để mở đường cứu chúa Song với lòng tự tin sắt đá vào vận mệnh của dân tộc, tin việc làm của mình là thuận lòng trời, với sự hợp trí hợp mưu của nhân tài cả nước, nghĩa quân đă vượt qua mọi thử thách để duy Trì và mở rộng địa bàn. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ nằm gai nếm mật, bằng lối đánh lấy ít địch nhiều, cả vây thành và diệt viện, bằng những chiến thắng quyết định ở Chi Lăng-Xương Giang, Cần Trạm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối cùng quân đội Lam Sơn đă buộc giặc Minh trong các thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng.

Ngày 16 tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427), tại một địa điểm ở gần thành Đông Quan, Vương Thông-viên tướng chỉ huy đội quân xâm lược Minh đă phải tuyên thệ: xin rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi còn cấp 500 chiến thuyền giao cho bọn Phương Chính, Mă Kỳ đi đường thuỷ, 2 vạn con ngựa và lương thực cho bọn Sơn Thọ, Hoàng Phúc dẫn 2 vạn quân đi đường bộ. Trước đó, một chiều mùa đông năm Đinh Mùi (1427), trước khi lên đường, Phương Chính, Mă Kỳ tới đại bản doanh của Lê Lợi ở Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) để xin cáo biệt. Hai viên tướng này lưu luyến ở lại tiếp chuyện với Lê Lợi, Nguyễn Trăi suốt cả một buổi chiều. (Theo Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn. Đại Việt sử ký toàn thư thi chép Vương Thông cùng Lê Lợi nói chuyện từ biệt suốt đêm) Khi chia tay, Bình Định Vương sai sắm trâu rượu, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng hai viên tướng nước láng giềng. Khi ấy, các tướng sĩ và nhân dân kinh đô đều căm thù sự tàn ác mà người Minh đă gây ra, mọi người đều một lời khuyên Lê Lợi nhân dịp này giết chết cả đi, nhưng Bình Định Vương rất bình tĩnh, tỉnh táo mà dụ rằng: Việc phục thù trả oán, là thường tình của mọi người, nhưng không ưa giết người, là bản tâm của người nhân. Huống chi người ta đă hàng, mà mình lại giết chết, thì còn gì bất tường hơn nữa. Ví bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết cả hàng đến muôn đời, chi bằng hăy cho sống ức vạn mạng người, để dứt mối chiến tranh muôn thuở, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền măi tới ngàn thu, há chẳng lớn ư!

Ngày 29 tháng 12 năm đó, đại binh giặc bắt đầu rút, đến ngày 3 tháng 1 năm Mậu Thân (1428) những bóng dáng cuối cùng của quân Minh đă bị quét sạch khỏi bờ cơi.

Về phía nhà Minh khi đó, ngoài tác động của những trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn, phải kể đến một quyết định tỉnh táo của vua Minh khi ông ta nói với quần thần rằng: Những kẻ bàn tán, không hiểu ý muốn dứt việc can qua, tất cho rằng nghe theo thỉnh cầu của An Nam là không oai hùng. Nhưng nếu được nhân dân yên lành, thì trẫm không e ngại những lời đó?

Thế là sau hai mươi năm phải sống dưới ách đô hộ ngoại bang, đất nước lại giành được độc lập.

Trong năm đó, Lê Lợi đă cho dựng ghi lại quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa.

Do sức ép của nhà Minh và cũng là sách lược mềm dẻo của lănh tụ Lam Sơn, trên danh nghĩa Lê Lợi vẫn phải xin cầu phong cho con cháu họ Trần là Trần Cảo làm vua. Nhưng năm Mậu Thân (1428), Trần Cảo – tự cho mình không có công gì trong cuộc giải phóng đất nước mà lại giữ ngôi vua vẫn thường áy náy không yên, bèn cưỡi thuyền ra biển, chạy vào châu Ngọc Ma (Thanh Hoá). Quân của Lê Lợi đuổi kịp dẫn trở về, cho uống thuốc độc chết, triều đình nhà Lê sai làm tang lễ rất hậu theo nghi lễ một ông vua.

Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi vua tại điện Kính Thiên, thành Đông Đô (tức Hà Nội), xưng là Thuận thiên thừa vận Duệ văn Anh vũ đại vương, đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban bài Cáo Bình Ngô. Khi đó ông đă 43 tuổi. Đây là sự mở đầu một thời kỳ độc lập, lâu dài nhất trong lịch sử nước ta. Để không gây sự căng thẳng với nhà Minh, Lê Lợi chưa xưng đế mà chỉ tự xưng vương. Ông nói một cách khiêm nhường: Những vị vua có công đức lớn như các vua Vũ, Thang, Văn Thời Tam Đại, mà cũng chỉ xưng vương thôi, huống chi trẫm tài đức mỏng manh, đâu dám nói đến hiệu hoàng đế. Nay chỉ xưng tước vương cũng đă là quá rồi. Nhưng thực ra, đó chỉ là sách lược ngoại giao vì lúc đó nhà Minh vẫn sai sứ sang địtìm lập con cháu họ Trần. Triều đình của vua Lê đă là một triều đại độc lập với đầy đủ bề thế của bậc đế, nhưng nhà Minh cũng vẫn chỉ cho làm quyền thủ An Nam quốc sự mà thôi.

Mặc dù ở ngôi ngắn ngủi được có 6 năm nhưng những việc làm của ông vua này có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nên độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là bàn định luật lệnh. Nhà vua ra lệnh cho các quan: Tư Không, Tư Đồ, Tư Mă, Thiếu Úy, Hành Khiển bàn định luật lệnh trị quân dân, cho người làm ở lộ biết mà trị dân, người làm tướng biết mà trị quân, để răn dạy cho quân dân đều biết là phép tắc. Nhờ cố gắng đó, hai năm sau (1430) Lê Thái Tổ đă cho ban hành những điều luật đầu tiên của triều đại mình.

Một công việc khác không thể thiếu được đối với bất kỳ một triều đại mới lên sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ để giành độc lập và lập nên vương triều là đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng, theo công lao cao thấp mà định thứ bậc, ban biểu ngạch công thần. Đáng chú ý là trong đợt phong này, Nguyễn Trăi được làm quan Phục hầu, Trần Nguyên Hăn làm Tả tướng quốc và Phạm Văn Xảo làm thái bảo, các ông này đều được cho lấy họ vua.

Từ những đơn vị hành chính theo chế độ quận huyện của nhà Minh, nhà Lê lại chia đơn vị hành chính nước ta thành 5 đạo, đặt các chức vệ quân, tổng quản, hành khiển ở xă đặt xă quan. Bộ máy hành chính này sẽ ngày càng được hoàn chỉnh vào các đời vua sau, nó thực sự giúp cho việc quản lư và điều hành đất nước.

Một đất nước sống chủ yếu bằng nông nghiệp, việc phục hồi phát triển nông nghiệp cũng được Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm đầu lên ngôi, ông đă cho kiểm kê hộ khẩu, làm sổ điền, sổ hộ, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền.

Để tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, nhà Lê không chỉ quan tâm đến việc cầu hiền bằng cách tiến cử mà còn đặt ra các khoa thi. Dưới thời Lê Thái Tổ đă bắt đầu mở các khoa thi để lựa chọn những nhân tài. Vua Lê Thái Tổ còn đặc biệt quan tâm đến việc bình định và củng cố miền biên cương phía Bắc và Tây Bắc. Nhà vua từng đích thân cầm quân tiến thẳng vào tận sào huyệt một lực lượng chống đối, đặt đất đó thành châu huyện và ghi vào bản đồ quốc gia.

Về mặt đối ngoại, Lê Thái Tổ nhiều lần cử các đoàn sứ bộ sang Trung Quốc để đặt mối giao bang bình thường với nhà Minh, khéo léo giải quyết những sách nhiễu của nhà Minh về việc lập con cháu nhà Trần và vấn đề tù binh chiến tranh

Là một ông vua sáng nghiệp, đă từng đích thân phát hết gai góc, bừa phẳng bạo tàn, thường lấy áo giáp làm đồ mặc, nội cỏ làm nhà cửa, trải qua bao nổi nguy hiểm, xông pha trước áo gươm mới quét sạch phong trần, dựng nên cơ nghiệp nên ông rất lo các con ông không có công lao như ta mà được hưởng cơ nghiệp của ta sẽ làm hỏng mất sự nghiệp. Lê Thái Tổ đă từng nói: Phàm những ông vua nối ngôi, dinh dưỡng trong cung điện thường được yên vui, không biết lập chí. Bên cạnh ông lúc đó lại có rất nhiều công thần khai quốc vừa có công to vừa có tài năng đă được thử thách và rèn luyện qua gian khổ Trước tình hình ấy, những năm cuối đời mình, vì quá lo cho người nối nghiệp là ấu chúa mà Lê Thái Tổ đă phạm phải sai lầm nghiêm trọng: nghi kị và sát hại công thần. Đây là sai lầm lớn nhất mà đến trước khi nhắm mắt xuôi tay chính nhà vua cũng đă tự nhận ra và ông đă dặn lại Hoàng thái tử nối ngôi rằng: Trẫm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp gian nan, hơn hai mươi năm mới nên nghiệp lớn, những nỗi đau khổ của nhân dân, thảy đều hiểu biết, những đường gian nan trong thế sự, thảy đều trải qua, thế mà đến khi lên ngôi, lòng người thực hay giả, cũng chưa dễ gì tỏ tường, những việc nghi ngờ, cũng chưa dễ gì phán đoán. Như vậy đạo làm vua không khó ư? Huống chi con, đương thời tuổi trẻ, nối nghiệp gian nan, nghe biết càng nông, tư lường chưa thấu. Vậy nên dốc lòng kính cẩn, như giẫm trên băng mỏng vực sâu, thờ trời đất nên hết lòng, cung phụng tôn miếu nên tròn đạo hiếu, thân ái anh em, hoà mục tông tộc, cho tới việc đối xử trăm quan và muôn dân, thảy đều nên nghĩ sao cho phải đạo. Chớ đổi phép cũ của tiên vương; chớ bỏ cách ngôn của tiên triết; chớ gần thanh sắt mà chuộng tiền tài; chớ thích đi săn mà ham dâm đăng; chớ nghe lời gièm mà xa người can thẳng; chớ dùng tân tiến mà bỏ cựu thần Lời trối của Thái Tổ thật sâu sắc và thấm thía như lời dạy của tất cả những người cha có chí hướng đối với con mình. Sau khi vua trao ấn báu truyền ngôi cho Hoàng thái tử, ngày 22 tháng 8 năm Quí Sửu (1433) nhà vua băng hà ở Tẩm Điện, hưởng thọ 49 tuổi. Vua Lê Thái Tổ có hai người con trai của hai phi Quận cư Vương Tư Tề là con của Trịnh Thần Phi và Hoàng thái tử Nguyên Long là con của Phạm Thị Hiền. Nhà vua truyền ngôi cho con thứ là Hoàng thái tử Nguyên Long.

Thái Tổ Phạm Hoàng Hậu

Bà họ Phạm, húy là Ngọc Trần, người xă Quần Lại, huyện Lôi Dương, Thanh Hoá. Bà là một trong số các bà vợ của Lê Lợi. Khi Lê Lợi mới khởi nghĩa đánh giặc Minh phải di chuyển luôn, không ở yên một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Bà sinh ra Nguyên Long (vua Thái Tông sau này) vào mùa đông năm Quí Măo (1423), tức là vào năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa.

Năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi vây thành Nghệ An, khi đến thành Trảo Khẩu ở Hưng Nguyên, nơi có đền thờ thần Phổ Hộ. Ban đêm nhà vua nằm mộng thấy có vị thần đến bảo rằng: Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt giặc Ngô, làm nên nghiệp đế. Hôm sau Bình Định Vương gọi các bà vợ đến, hỏi: Có ai chịu đi làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm thiên tử. Các bà không ai nói gì, chỉ có bà Phạm khảng khái quỳ thưa: Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên cơ nghiệp lớn chớ phụ con thiếp. Nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bà tôn, nhận theo lời hẹn đó. Khi ấy Nguyên Long mới lên 3 tuổi, bà liền cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần, dùng bà làm vật tế. Đó là vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ (1425). Khi Lê Lợi đă bình định được thiên hạ, lên ngôi vua, bảo với quần thần rằng: Bà ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái. Bèn sai người rước quan tài về an táng ở Thanh Hoá. Đi đến xă Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sông phải ngủ trọ ở chợ. Đến đêm mối đùn lên quanh quan tài một đống đất cao, biến thành nấm mồ. Sứ giả thấy làm lạ, trở về tâu vua. Vua chợt hiểu ra, nói: Đó là vị thần đă làm theo lời hẹn, bèn bảo cứ để quan tài ở đó, dựng điện Hiếu nhân để thờ, đồng thời dựng miếu, đặt thần chủ ở Lam Kinh để cúng tế. Đến năm Kỷ Dậu (1429) nhà vua cử quân vương Tư Tề là con trưởng đă lớn làm quốc vương, tạm coi việc nước. Tư Tề là người đă từng lăn lộn từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, đă từng cùng với Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin để thực hiện hoà ước với Vương Thông. Năm Nhâm Tư (1432) Quốc Vương Tư Tề đă đem quân đi đánh Châu Phục Lễ, bức hàng tù trưởng là Đèo Cát Hăn và con y là Đèo Mạnh Vượng. Cuối đời, vua Lê Thái Tổ nhiều bệnh, chính sự của nhà nước đều giao cho Vương quyết định. Nhưng vì Vương mắc chứng cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, dần dần không hợp ý vua Vua rất lo nghĩ đến trách nhiệm của người thừa kế. Một hôm giữa trưa nằm ngủ, chợt mộng thấy bà Hoàng hậu Phạm Ngọc Trần than trách rằng: Nhà vua phụ công của thiếp, từ hồi mới khởi nghĩa đă đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng. Vua tỉnh dậy, bồi hồi xúc cảm, bèn cho lập Nguyên Long làm con đích (Hoàng thái tử). Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyên Long được nối ngôi niên hiệu là Thái Tông. Tháng 6 năm Giáp Dần (1434) truy tôn mẹ là Phạm Ngọc Trần làm Cung từ quốc thái mẫu, thờ phụ ở Thái miếu. Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Cung từ Quang Mục quốc thái mẫu. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Hoàng thái hậu.

Lê Thái Tông(1434-1442)

Lê Thái Tông tên húy là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quí Măo (1423), là con thứ hai của Thái Tổ. Lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Quí Sửu (1433), lấy niên hiệu là Thiệu Bình. Khi lên ngôi nhà vua mới 11 tuổi, nhưng không cần Mẫu hậu che rèm nghe việc mà tự mình điều hành tất cả công việc triều đình. Các nhà viết sử ai cũng nhận xét Vua tư chất sáng suốt tinh khôn; khi cầm quyền chính: trong ngăn ngừa kẻ cường thần, ngoài dẹp yên các man động. Trọng đạo, chuộng Nho, đặt khoa thi chọn kẻ sĩ, chế lễ nhạc, rõ chính hình; văn vật rực rỡ đủ cả, đáng khen là vua hiền. Chính dưới triều vua Thái Tông, vào năm Thiệu Bình thứ 5, tổ chức thi Hương ở các đạo và năm sau tổ chức thi Hội tại Kinh đô. Từ đó mở đầu ra lệ cứ ba năm một lần thi làm lệ thường. Cũng chính dưới thời vua này, vào năm Nhâm Tuất (1442) bắt đầu ra lệnh dựng .

Thái Tông lên ngôi khi còn quá trẻ lại phải đối phó với một tình hình triều đình khá phức tạp: mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng chính. Một bên là các công thần khai quốc đứng đầu là đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân. Với một bên là những quan lại có khoa bảng. Mặc dù vậy Thái Tông vẫn có đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng, ông cũng biết nghe lời can đúng đắn của các ngôn quan như Nguyễn Thiên Tích, Bùi Cẩm Hổ để không phải phục quan tịch cho Trịnh Hoàng Bá theo lời xin của đại tư đồ Lê Sát khi bọn chúng có tội bị đuổi và xoá bỏ khỏi sổ quan từ thời vua cha. Và bởi lời Thái Tổ dặn lại rằng: bọn Lê Quốc Khí, Trịnh Hoành Bá, Lê Đức Dư tuy có tài, nhưng không nên dùng lại. VÌ thế khi Lê Sát xin phục chức cho bọn này, vua Thái Tông không nghe. Khi vua mười lăm tuổi đă biết xét đoán công việc mà Lê Sát vẫn còn tham quyền cố vị (lẽ ra khi vua đă trưởng thành, quan nhiếp chính phải tự biết rút lui), Thái Tông rất bình tĩnh và tìm cách loại trừ quyền thần Lê Sát. Sát bị băi chức tước, cho tự tử ở nhà, vợ con và điền sản bị sung công. Những người thuộc bè đảng của Lê Sát cũng đều bị băi chức, đồng thời nhà vua cho phục chức các quan Bùi Ư Đài, Bùi Cẩm Hổ

Một trong những sự kiện bi thảm nhất dưới triều Lê là cái chết đột ngột của vua Thái Tông và kéo theo nó là vụ án oan nghiệt giáng xuống Nguyễn Trăi và gia đình ông vào tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442) mà người đời vẫn gọi là vụ án Lệ Chi viên (vụ án vườn vải).

Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) vua đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Nguyễn Trăi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trăi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ chi viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trăi khi ấy đă vào tuổi 40 được vua Thái Tông yêu quí vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ chi viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6/8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đă quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngày 12/8 năm đó (1442), các đại thần nhận di mệnh là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ cùng với Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng tử Bang Cơ lên nối ngôi. Nguyễn Trăi và gia đình bị án chu di tam tộc.

Lê Thái Tông trị vì trong 9 năm, đặt niên hiệu hai lần.

– Thiệu Bình (1434-1439)

– Đại Bảo (1440-1442)

Lê Nhân Tông (1443-1459)

Vua Lê Thái Tông mặc dù mới có 20 tuổi, nhưng khi mất đi đă kịp để lại bốn người con trai do bốn bà vợ sinh ra: Bà Chiêu Nghi họ Dương sinh ra lệ Đức hầu Nghi Dân; Bà Thần Phi họ Nguyễn sinh ra hoàng tử Bang Cơ (sau là vua Nhân Tông); bà Tiệp Dư họ Ngô sinh ra Tư Thành (sau là vua Thánh Tông) và một bà vợ khác sinh ra Cung vương Khắc Xương.

Như vậy vua Lê Nhân Tông cũng không phải là con trưởng của vua Thái Tông. Ông húy là Bang Cơ, là con trai thứ ba của Thái Tông. Mẹ là Tuyên từ hoàng thái hậu họ Nguyễn (sau này mới phong), huý là Anh, người làng Bố Vệ huyện Đông Sơn (Thanh Hoá). Bang Cơ sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu (1441), đến ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu (1441) được lập làm Hoàng thái tử, và ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442) được lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thái Hoà. Khi lên ngôi vua mới lên 2 tuổi, Thái hậu phải buông rèm nghe chính sự, tạm quyết đoán việc nước. May thay Thái hậu là người tận tâm bảo hộ, tín nhiệm đại thần, theo dùng phép sẵn có, trong khoảng hơn 10 năm giúp ấu chúa, trong nước bình yên. Tháng 11 năm Quí Dậu (1453), vua lên 12 tuổi, có thể tự coi được chính sự, Thái hậu trả lại quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng. Khi tự mình ra coi chính sự, vua đổi niên hiệu Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ. Người đời bấy giờ hết lời ca ngợi đức độ và tài năng của vua và Thái hậu. Bài văn bia Mục Lăng do Nguyễn Bá Kỷ có ghi: vua thần sắc anh tuấn, dung dáng đúng đắn, mỗi khi tan chầu, thân đến kinh diên đọc sách, mặt trời xế bóng về tây mới thôi. Khi đă thân coi chính sự thì tế thần kỳ, thờ tôn miếu, đối với Thái hậu dốc lòng hiếu lễ, đối với anh em hếtlòng thân yêu, hoà thuận với họ hàng, kính lễ với đại thần, tôn chuộng nho thuật, xét lời gần, nghe lời xa, chăm sóc chính sự, cẩn thận thưởng phạt, trọng việc nông tang chuộng nghề gốc rễ, hết lòng thương dân, không thích xây dựng, không ham săn bắn, không gần thanh sắc, không hám tiền của, hậu đối với người, bạc đối với mình, bên trong yên tĩnh, bên ngoài thuận lòng, răn cấm tướng ngoài biên không gây hấn khích. Đến khi Chiêm Thành hai lần cướp Hoá Châu thì sai tướng đem quân đi đánh, giết được vua Chiêm là Bí Cai, nước lớn sợ uy, nước nhỏ mến đức. Phàm chính sự đều noi theo phép cũ, đều có phép sẵn, sai đình thần họp bàn tất cả rồi mới thi hành; cho nên chính trị hay giáo hoá tốt, khắp ra bốn biển, trăm họ mến đức, đời được thái bình.

Chính dưới thời vua Nhân Tông, năm Quí Hợi (1455), lần đầu tiên triều đình sai Phan Phu Tiên biên soạn Đại Việt sử ký, viết tiếp quyển sử của thời Trần từ Trần Thái Tông cho đến khi người Minh về nước.

Nhưng mặc dù là một ông vua sáng và nhân từ, nhưng vì không tuân theo nguyên tắc ḍng đích nên mùa đông năm Kỷ Măo (1459), Lạng Sơn Vương Nghi Dân (là anh vua Nhân Tông) đang đêm bắc thang vào tận trong cung cấm, vua và Tuyên từ Hoàng thái hậu bị giết. Khi đó vua mới 19 tuổi, ở ngôi được 17 năm.

Nghi Dân tự lập làm vua, nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu rồi tìm lập một người con khác của Thái Tông lên làm vua, đó là vua Lê Thánh Tông.

Lê Thánh Tông (1460-1497)

Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các ông vua Việt Nam (38 năm). Nhưng điều đáng nhớ không phải vì ông ở ngôi lâu, (có ông vua như Lê Hiển Tông còn ở ngôi lâu hơn (47 năm), mà vì những đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt thời ấy.

Lê Thánh Tông tên tự là Tư Thành, lại có tên nữa là Hạo, là con trai thứ 4 và cũng là con út của vua Thái Tông, sinh ngày 20/7 năm Nhâm Tuất (1442). Mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao, con gái của Thái Bảo Ngô Từ, một trong những công thần khai quốc của nhà Lê, người làng Động Bàng, huyện Yên Định (Thanh Hoá). có nhiều chuyện kể rằng Lê Tư Thành được sinh ra bên ngoài cung cấm, tại chùa Huy Văn (phía trong ngơ Văn Chương đường Hàng Bột, Hà Nội). Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi, mẹ Nhân Tông buông rèm nghe chính sự, mới cho đón Tư Thành về phong làm Bình Nguyên vương, cho ở nhà Phiên để hàng ngày cùng vua Nhân Tông và các phiên vương khác học tập tại toà kinh Diên.

Tư Thành sớm có tư chất đế vương: chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người. VÌ thế mẹ Nhân Tông càng quí và coi Tư Thành như con đẻ của bà, còn vua Nhân Tông thì cho là người em hiếm có.

Khi Nghi Dân, con cả của Thái Tông trước đó bị biếm truất rồi âm mưu thoán đoạt đă giết mẹ con Bang Cơ (vua nhân Tông) lên ngôi vua, lại phong Tư Thành làm Gia Vương và vẫn cho ở nhà Tây để trong nội điện. Khi Nghi Dân bị lật đổ, trong triều có người bàn lập Tư Thành làm vua, nhưng một viên quan là Lê Căng can rằng: Tư Thành còn có người anh nữa là cung vương Khắc Xương, không nên bỏ anh lập em, dẫm lại vết xe đổ Nghi Dân – Bang Cơ. Triều thần đến đón Cung vương, song ông này từ chối. Khi đó họ mới rước Tư Thành lên ngôi, bấy giờ ông vừa tròn 18 tuổi.

Trị vì đất nước được 38 năm, đến cuối năm Hồng Đức thứ 27 năm Bính Thìn (1496) vua bị mệt nhưng vẫn tự giải quyết các việc quan trọng. Tháng Giêng năm sau vua càng mệt nặng rồi mất. Cho đến trước khi qua đời, vua vẫn tỉnh táo, trước đó một hôm còn ngồi ghế ngọc truyền ngôi cho con và làm một bài thơ tuyệt mệnh: dịch:

Tấm thân bảy thước nay tuổi đă năm mươi,

Gan dạ như sắt giờ hoá ra mềm.

Gió thổi ngoài song, hoa vàng tàn tạ,

Sương ra trước sân, liễu xanh gầy đi

Trông suốt bầu trời biến mây bay phơi phới

Tỉnh giấc mộng kê vàng, đêm dài dằng dặc

Tiếng người, dáng người trên chốn bồng lai đă xa cách hẳn

U hồn như vàng ngọc có vào giấc mộng được không.

Lê Thánh Tông thọ 56 tuổi và là một trong những ông vua có khá nhiều vợ và nhiều con: 14 người con trai và 20 con gái. Sử thần Vũ Quỳnh đời Lê đă từng nhận xét:

tiếc rằng vua nhiều phi tần quá nên mắc bệnh nặng. Trường lạc Hoàng hậu thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở, bệnh vua vì thế lại nặng thêm vậy!

Nhưng nh́n toàn cục, cuộc đời ông vua này là một cuộc đời hoạt động sôi nổi trên rất nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra xuất sắc. Người đương thời từng nhận xét: vua tựa trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tại đại lược, võ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, lịch toán, các việc thánh thần, cái gì cũng tinh thông. Văn thơ thì hay hơn cả các quan văn học. Chính bản thân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm lo trau dồi tri thức, bỏ công sức nh́n vào việc cai trị đất nước. Ông từng viết:

Ḷng vì thiên hạ những sơ âu

Thay việc trời dám trễ đâu

Trống dời canh còn sách

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.

Nhờ đó mà dưới thời trị vì của ông vua này, quốc gia Đại Việt đă đạt được sự phát triển rực rỡ về mọi mặt.

Lê Thánh Tông là người tha thiết với chủ quyền quốc gia. Ông đă từng nói câu nói nổi tiếng: Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng. Chính dưới thời Lê Thánh Tông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Những hành động xâm phạm biên giới bằng mọi hình thức của nhà Miinh cũng như của các tập đoàn thống trị Chiêm Thành, Bồn Man, Lăo Qua đều đă được tích cực giải quyết hoặc giáng trả kịp thời, không để một chút đất đai của Tổ quốc lọt vào tay kẻ khác.

Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị, từ trung ương xuống đến xă. Thế lực của đại quí tộc bị hạn chế, thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu nho giáo được tuyển lựa bằng con đường thi cử.

Về lập pháp, đây cũng là triều đại đă cho ra đời bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang tên hiệu vua Lê Thánh Tông. Các triều đại nước: Lý, Trần đều đă có biên soạn luật của mình, song vì chiến tranh, loạn lạc đă bị mất hết vì thế luật Hồng Đức còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta.

Dưới triều Lê Thánh Tông, cũng là thời kỳ mà tư tưởng trọng nông và chế độ quân điền được ban bố và thi hành đầy đủ nhất. Các đời sau chỉ lấy đó làm mẫu mực.

Việc giáo dục thi cử dưới thời ông vua này cũng được coi là thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Việc học do nhà nước tổ chức được đẩy mạnh, đồng thời việc học trong dân gian do tư nhân mở trường cũng được khuyến khích. Nhà vua cho mở rộng nhà Thái học và trường Quốc tử giám. Các tiến sĩ thi đỗ ngoài việc được khắc tên vào bia đá (đă được bắt đầu từ năm 1442 thời Lê Thái Tông) và được dự lễ xướng danh rất long trọng, được treo tân bảng vàng và cấp ngựa, ban áo mũ cờ biểu để vinh qui

Bản thân vua Lê Thánh Tông cũng là một nhà văn hoá lớn: ông là một nhà thơ và là người rất chăm lo đến việc trước thuật. Trong đời ông vua này, nhiều công trình biên soạn có tầm cỡ được tiến hành như: Đại việt sử ký toàn thư hoàn thành năm Kỷ Hợi (1479), Thiên nam dư hạ tập, một công trình có tính bách khoa lớn đầu tiên, hơn 100 bài thơ của Nguyễn Trăi cũng được sưu tầm vào thời gian này. Lê Thánh Tông là người đă giải oan cho cái án của Nguyễn Trăi, cho tìm con cháu còn sống sót và ra lệnh sưu tầm thơ văn của Ức Trai.

Lê Thánh Tông tự lập ra hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi thơ văn nhất nước thời đó gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú do chính Lê Thánh Tông làm Nguyên soái. Khối lượng sáng tác của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn rất lớn, và có vị trí rất đặc biệt.

Lê Thánh Tông không chỉ là một ông vua đầy tài năng và nhiệt huyết với tất cả các thành tựu nổi bật dưới thời trị vì của ông mà ông còn là một cái tên không thể mờ trong lịch sử và nền văn hoá nước nhà.

Lê Hiến Tông (1497-1504)

Vua Hiến Tông tên huý là Tranh, lại có huý là Huy, là con trưởng của Thánh Tông, sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ (1461), mẹ là Trường lạc thánh từ Hoàng thái hậu, họ Nguyễn, huý là Hằng, người ở hương Gia Mưu ngoại trang, huyện Tống Sơn (Thanh Hoá), con gái thứ hai của thái úy Trình quốc công Đức Trung.

Tranh là con cầu tự ở am Từ Công (Từ Đạo Hạnh) trên núi Phật tích, sinh ra dáng vẻ thiên tử, mũi cao, mặt rộng, vẻ người đứng đắn, đẹp đẽ khác thường, được Thánh Tông yêu quí lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 – năm Nhâm Ngọ (1462) Tranh được lập làm Hoàng thái tử.

Vua cha ở ngôi tới 38 năm nên Thái tử ở ngôi Đông cũng lâu (37 năm), vì thế khi được lên nối ngôi, ông đă tuổi chín chắn và từng trải. Trong thời gian 7 năm cầm quyền chính, ông vua này không có gì sáng tạo so với triều vua trước. Trước một ngôi sao sáng chói thì ông vua con này chỉ là một cái bóng. Vả chăng chính vua Hiến Tông đă từng nói: Thánh tổ gầy dựng trung châu, hoàng phụ ta trong trị ngoài tuân giữ phép cũ, làm rộng thêm cho sáng tỏ ra mà thôi. Sử gia Vũ Quỳnh, người gần cùng thời thì nhận xét: vua thông minh trí tuệ hơn người mà nhân từ ôn hoà, không làm nghiêm trọng sự việc lâu. Thường khi tan chầu lui vào, lại đem các sĩ đại phu hỏi về chính sự hay dở, lấy lời nói dịu dàng, nét mặt vui tươi, dỗ cho nói ra, cho nên biết hết tình người dưới, phá hết sự che lấp. Kẻ thần hạ có lầm gì, chỉ răn quở qua loa, không nỡ đánh roi làm nhục. Cách cai trị nhàn hạ ung dung, chưa từng lộ ra lời nói sắc mặt tức giận mà thiên hạ răm rắp theo lệnh.

Ông là người chú trọng đặc biệt đến việc làm thuỷ lợi, chăm sóc bảo vệ đê điều. Mỗi xă cho đặt một xă trưởng chuyên trông coi việc nông tang. Cũng dưới thời vua này cho phép quân đội và công tượng thay phiên nhau tháng 6, tháng 10 chia một nửa về làm ruộng: Ông cũng chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng

Lê Hiến Tông trị vì 7 năm nhưng là ông vua cuối cùng của triều Lê Sơ còn giữ được những thành tựu từ thời Thái Tổ gây dựng.

Lê Hiến Tông cũng là ông vua đầu tiên của triều Lê lại có hướng trở về với đạo Phật: Ông cho xây dựng các điện Thượng Dương, Giám Trị, Đỗ Trị, Trường Sinh làm chỗ nghỉ ngơi, đọc sách và ăn chay. Tuy nhiên ông cũng không tránh được lời phê của sử thần là đă ham nữ sắc quá nhiều để đến nỗi bị bệnh nặng. Ông mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý (1504), thọ 44 tuổi. Lê Hiến Tông có 6 hoàng tử, con trưởng là An Vương Tuân, con thứ hai là Uy mục đế Tuấn, con thứ 3 là Tự hoàng Thuần, con thứ tư là Thông Vương Dung, con thứ năm là Minh Vương Trị và con thứ 6 là Tư Vương Dưỡng.

Lê Túc Tông (1504)

Sau 76 năm kể từ khi Lê Thái Tổ lên ngôi sáng lập triều Lê đến hết đời Lê Hiến Tông, nhà Lê Trải qua một chặng đường đi lên, để lại trong lịch sử dân tộc nhiều bậc vua hiền, nhiều ông vua sáng, nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt. Song từ sau đó, nhà Lê bước vào thời kỳ suy vong với những ông vua mà với thời gian không thể tẩy xoá được tiếng xấu.

Sau khi Hiến Tông qua đời, người kế vị ông là con trai thứ 3 tên là Thuần năm đó vừa 17 tuổi. Đúng là Hiến Tông đă chọn được người kế vị xứng đáng. Vua Lê Túc Tông là người dốc chí ham học thân người hiền, vui điều thiện, đáng là vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình. Mẹ là Trang thuận Hoàng thái hậu họ Nguyễn, húy là Hoàn, người làng Bình Lăng, huyện Thiên Thi (Hải Hưng). Lên ngôi ngày 6/6 năm Giáp Tý (1504), đến tháng 11 năm đó vua sai sứ thần Nguyễn Băo Khuê chưa qua khỏi cửa ải biên giới thì đă phải đổi tờ biểu khác, báo tang vua mới và xin phong cho vua tiếp theo, bởi Túc Tông đă qua đời.

Khi bị ốm nặng, biết mình khó qua khỏi, vua Túc Tông cho gọi các quần thần đến để chỉ định người nối ngôi thay mình là con thứ hai của Hiến Tông tên là Tuấn. Ông dặn: con thứ hai của Hiến Tông tiên hoàng đế là Tuấn, người hiền minh nhân hiếu, có thể nối ngôi chính thống Nếu thân vương nào chiếm ngôi trời thì người trong nước giết đi! Túc Tông mất ngày 7/12 năm Giáp Tý (1504), làm vua được 6 tháng.

Lê Uy Mục

Túc Tông không có con nối nghiệp nên trước khi mất đă truyền ngôi lại cho người anh thứ hai của mình là Tuấn. Tuấn còn có tên huý nữa là Huyên, sinh ngày 5 tháng 5 năm Mậu Thân (1488), là con của Chiêu nhân Hoàng thái hậu họ Nguyễn, huý là Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Hà Bắc). Bà lúc nhỏ mồ côi cha, nhà nghèo, tự bán mình cho người ở phủ Phụng Thiên (Hà Nội), vì nhà người ấy có tội, bà lại bị sung làm nô tỳ nhà nước, do đó được đưa vào hầu Quản Ninh hoàng hậu. Khi ấy Hiến Tông còn làm Thái tử, thấy nàng có sắc đẹp, để lòng yêu rồi lấy làm phi. Bà phi này sinh ra Tuấn rồi mất sớm.

Sau khi vua Túc Tông qua đời, trong triều có nhiều phái tranh ngôi báu. Thái hoàng thái hậu (mẹ của Hiến Tông, bà của Túc Tông) thì muốn lập Lă Côi Vương vì bà cho rằng Tuấn là con của kẻ tỳ thiếp không xứng đáng được nối ngôi, trong khi đó thì mẹ nuôi của Tuấn là Kính Phi (họ Nguyễn người xă Hoa Lăng, huyện Thuỷ Đường) và nội thần Nguyễn Như Vi muốn lập Tuấn (tức Uy Mục). Ý định của Thái hoàng thái hậu không thành, sau khi lên ngôi Uy Mục sai giết Thái hoàng thái hậu và một loạt đại thần đă không ủng hộ mình như Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật

Uy Mục lấy hiệu là Quỳnh lâm động chủ. Từ lúc lên ngôi Uy Mục trở nên người ham rượu chè, gái đẹp, thích giết người. Phó sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích khi sang sách phong, trông tướng mạo Uy Mục đă đề hai câu:

An nam tứ bách vận vưu trường,

Thiên ý như hà giáng quỉ vương?

( Vận nước An Nam còn dài bốn trăm năm, ý trời sao lại sinh ra vua quỉ?)

Đêm nào Uy Mục cũng vào cung cùng với cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại. Phía Đông thì làng Hoa Lăng (quê của ẹm nuôi), phía Tây thì làng Phù Chẩn (quê của mẹ đẻ), đều cậy quyền cậy thế, dìm hãm thần liêu, có khi vì tự ý mà giết hại sinh dân, có khi dùng ngón kín mà yêu sách tiền của; phàm súc vật hoa mầu của dân gian đều cướp cả; nhà dân ai có đồ lạ vật quí thì đều đánh dấu chữ vào để lấy. Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần.

Sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đă gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1509), được sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Lăng (là bà con với Trường lạc Hoàng thái hậu – người đă bị

Uy Mục cho đánh thuốc độc chết), Giản tu Công Oanh giả xưng là Cẩm giang vương dựng cờ chiêu an. Họ đề cử Lương Đắc Bằng thảo tờ hịch dụ các đại thần và các quan rằng: Bạo chúa Lê Tuấn, phận con thứ kém hèn, làm nhơ bẩn nghiệp lớn. Lần nữa gần được 5 năm, tội ác đă đến muôn vẻ. Giết hại người xương thịt, dìm hãm các thần liêu Tước đă hết rồi mà thưởng bậy không ngớt, dân đă cùng rồi mà võ vét không thôi Tiêu tiền như bùn đất, bạo ngược ngang với Tần Chính Từ Tây Đô, Giản Tu Công Oanh đem quân chiếm lại Đông Kinh (Hà Nội), bắt được và bức Uy Mục tự tử tháng 12 năm Kỷ Tỵ (1509) Giản Tu Công Oanh cho người lấy súng lớn, đặt xác Uy Mục vào miệng súng, súng nổ làm tan hài cốt, chỉ lấy tro tàn đem về chôn tại quê mẹ Uy Mục là làng Phù Chẩn, giáng Uy mục xuống làm Mẫn Lệ Công. Đến năm Đinh Sửu (1517) mới được truy tôn là Uy Mục đế.

Như vậy Uy Mục đế ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi. Sử thần triều Lê bàn rằng: Mẫn Lệ Công tín nhiệm ngoại thích, bạo ngược vô đạo, giết hại tôn thất, tàn hại nhân dân, tự chuốc hoạ diệt vong, chẳng cũng đáng sao!

Lê Tương Dực (1510-1516)

Lê Tương Dực húy là Oánh, lại có tên nữa là Trừ, là cháu nội Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến vương Tân. Ông sinh ngày 25 tháng 6 năm Ất Măo (1455). Mẹ là Huy từ kiến hoàng thái hậu, họ Trịnh húy Tuyên, người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá). Dưới thời vua Hiến Tông, ông được phong là Giản Tu Công. Đến khi Uy Mục đế giết hại công thần và người tôn thất, ông cũng bị bắt giam, nhưng may trốn thoát chạy vào Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 11 năm 1509, ông cùng với Nguyễn Văn Lăng và các quần thần đem quân ra Đông Kinh giết Uy Mục rồi tự lập làm vua.

Sau khi lên ngôi tháng Giêng năm Canh Ngọ (1510), bàn công những người ứng nghĩa, ông cho Nguyễn Văn Lăng làm Nghĩa Quốc công, những người khác như Nguyễn Hoàng Dụ, Trịnh Huy Đại và Trịnh Duy Sảo cũng được phong chức tước khác nhau.

Một việc làm đáng chú ý duy nhất của vua Tương Dực là ban Trị bình bảo phạm, gồm 50 điều vào tháng 4 năm Tân Mùi (1511), trong đó nêu lên việc củng cố kỷ cương, giáo hoá, cẩn thận hình phạt để ngăn ngừa lòng dân, khắc phục tình trạng rối loạn mục nát do đời Đoan Khánh gây ra. Song ngoài việc làm trên, Lê Tương Dực không thi thố thêm được việc gì cụ thể để khắc phục tình trạng đất nước ngày càng thêm hỗn loạn. Các cuộc nổi dậy của các lực lượng phong kiến địa phương ngày càng lan rộng

Không những thế, bản thân Lê Tương Dực cũng lao vào con đường ăn chơi trụy lạc. Chẳng thế mà tháng Giêng năm Quí Dậu (1513) chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thuỷ và phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương đă thấy Tương Dực mà nhận xét: Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu!

Quả vậy, tháng 5 năm Giáp Tuất (1514) vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn lệ công và triều rước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516) vua cho đắp thánh mấy ngh́n trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trần Vũ, chùa Thiên Hoa Chắn ngang sông Tô Lịch Lại làm điện hơn trăm nóc, đng̣ thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng vua chơi đùa, lấy làm thích thú.

Bấy giờ, trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, vua không nghe lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chế Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 năm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết Tương Dực, đem thiêu xác. Khâm Đức Hoàng hậu cũng tự nhảy vào lửa mà chết. Quân sỉ đem quan tài về chôn ở lăng Ngự Thiên, giáng Tương Dực xuống làm Linh Ẩn vương.

Như vậy Tương Dực ở ngôi được 7 năm, thọ 24 tuổi.

Sử thần bàn rằng: Linh Ẩn vương gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít, mượn tên của anh để cướp nước, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt thuế khoá nặng nề, giết hết các thân vương, giặc cướp nổi dậy khắp nơi, đương thời gọi là vua lợn, điềm nguy vong đă hiện ra vậy!

Lê Chiêu Tông (1516-1522)

Vua huý là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, cháu đích tôn của Kiến vương Tân, con trưởng của Cẩm Giang vương Sùng. Mẹ là Hoàng hậu Trịnh Thị Loan, người xă Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm Bính Dần (1506). Khi Tương Dực đế bị giết năm Bính Tý (1516) không có con nối, quan đại thần là Lê Nghĩa Chiêu, Trịnh Duy Sản đón lập lên làm vua, khi đó ông mới 11 tuổi.

Triều Lê sau khi dẹp tan được loạn Trần Cảo thì nội bộ lại càng lục đục, đánh giết lẫn nhau. An Hoà hầu Nguyễn Hoàng Dụ và Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy đem quân đánh nhau liên miên. Dân chúng khổ sở cảnh loạn lạc, đầu rơi máu chảy: Giặc bên ngoài chưa yên, các quyền thần đánh lẫn nhau, giết nhau dưới cửa khuyết, máu giây đầy chốn kinh sư, mặt trời vàng tối, vận nước ngày một suy.

Trước tình hình đó, Nho giáo ngày một suy vị, nhường chỗ cho Phật giáo và Đạo giáo cùng các thứ ma thuật ngày càng phát triển.

Trong số các thế lực phò lập vua, mỗi người đều có những mưu đồ riêng. Càng về sau, bằng tài năng quân sự nổi bật và sự khôn khéo thâu tóm quyền hành, Mạc Đăng Dung đă ngày càng trở thành một nhân vật cột trụ trong triều. Vua Lê Chiêu Tông phải tự thân hành đến phủ đệ của Mạc Đăng Dung gia phong cho ông làm Thái phó

Quyền uy của Mạc Đăng Dung ngày một lớn, người người đều hướng về họ Mạc. Đăng Dung cho con gái nuôi vào hầu vua thực ra để ḍ xét coi giữ. Con trưởng của Đăng Dung là Đăng Doanh làm chức Dục Mỹ hầu trông coi điện Kim Quang. Từ đó Đăng Dung đi bộ thì che lọng phượng dát vàng, đi thuỷ thì dùng thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm như đi vào chỗ không người, không kiêng sợ gì

Trước tình cảnh ấy, vua Chiêu Tông mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc. Kế hoạch bại lộ, vua bỏ chạy khỏi kinh thành. Mạc Đăng Dung bèn cùng với các quần thần khác lập em của Chiêu Tông tên là Xuân lên ngôi vào ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1522). Chiêu Tông thì bị giáng xuống làm Đà Dương vương rồi bị giết. Như vậy Chiêu Tông ở ngôi được 7 năm, thọ 26 tuổi.

Lê Cung Hoàng (1522-1527)

Vua mới có tên là Xuân, còn có tên nữa là Khánh, cháu bốn đời của Thánh Tông, là em cùng mẹ với Chiêu Tông, sinh ngày 26 tháng 7 năm Đinh Măo (1507). Khi Chiêu Tông chạy khỏi Hoàng cung, Mạc Đăng Dung lập ông lên làm vua, lúc đó mới 16 tuổi. VÌ sợ Chiêu Tông ở ngoài hiệu triệu binh mă về đánh nên Mạc Đăng Dung không dám đóng tại kinh thành mà đón Hoàng đệ Xuân về Gia Phúc (Hải Dương) và chuyển hết của báu trong thành về đấy, phong quan tiến tước cho các quan. Sau khi đánh bại các cánh quân Cần vương của Chiêu Tông, mùa xuân năm Quí Mùi (1523) Đăng Dung đưa vua Cung hoàng về đóng ở hành dinh Bồ Đề, cho các quan vào chầu. Năm đó, triều đình vẫn cho mở tiệc thi hương, thi hội ở băi giữa sông Nhị. Vua ra đầu đề Về đạo làm vua làm thầy. Nhưng bất chấp đạo làm tôi, tháng 7 năm đó, Đăng Dung dùng chiếu lệnh của Cung đế, phế bỏ vắng mặt Chiêu Tông xuống tước Đà Dương vương. Năm sau, giáp Thân (1524) Đăng Dung tự mình thăng lên tước Bình Chương quân quốc trọng sư Thái phó nhân quốc công. Tháng 10 năm Ất Dậu (1525) Đăng Dung tự làm đô tướng dẫn tất cả thuỷ và lục quân vào đánh Thanh Hoá. Vua Chiêu Tông bị bắt đưa về kinh sư, và bị giết vào tháng 12 năm Bính Tuất (1526).

Sau sự kiện bi thảm đó, Đăng Dung rút lui về Cổ Trai nhưng trong thực tế vẫn chế ngự triều đình. Năm Đinh Hợi (1527), Đăng Dung tự thăng tước Thái sư An Hưng vương, gia thêm cửu tứ. Tháng 4 năm Đinh Hợi (1527), Cung hoàng sai Trùng dương hầu Vũ Hữu, Lan xuyên bá Phan Đình Tá và Trung sứ Đỗ Hiếu Đễ cầm cờ mao tiết mang kim sách và mũ áo ô lọng, đai ngọc, kiệu tía, quạt vẽ, tán tía đến làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương tấn phong Mạc Đăng Dung làm An Hưng vương. Đăng Dung đón tiếp sứ bộ của nhà vua, ở bến đ ̣An Tháp huyện Tân Minh (Tiên Lăng, Kiến An ngày nay). Vua còn tặng Đăng Dung bài thơ Chu công giúp Thành Vương có ý khuyên Đăng Dung hăy giúp vua và triều đình theo gương Chu công đời xưa.

Mặc dù được vua ân sủng hậu đăi và giao phó trọng trách, Mạc Đăng Dung vẫn không chịu dừng lại ở tước vương, mà vẫn kiên quyết chớp thời cơ giành ngôi đế cho họ Mạc. Ngày 15-6 năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào kinh bắt vua phải nhường ngôi, giáng vua Lê xuống làm Cung vương, bắt giam vua cùng với Hoàng thái hậu ở cung Tây Nội, sau đó vài tháng buộc Thái hậu và Cung vương phải tự tử. Trước khi chết, Thái hậu khấn trời rằng: Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, con cháu mày ngày sau cũng thế. Đăng Dung sai đem xác hai mẹ con nhà vua bày ra quán Bắc Sơn, rồi đem về chôn ở lăng Hoa Dương huyện Ngự Thiên (nay thuộc xă Mỹ Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình) theo nghi lễ của Thiên tử và Hoàng hậu. Như vậy là Cung Hoàng ở ngôi được đúng 5 năm, thọ 21 tuổi.

Nhận xét về ông vua này, sử thần triều Lê đă viết: Lúc ấy vận nước đă suy, lòng người đă ĺa, tài vua lại vào hạng kém, có thể dẹp yên sao được.

Như vậy là triều Lê kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi (1428) đến Cung Hoàng (1527) gồm 10 đời vua, cả thảy đúng 100 năm. Nếu tính cả thời gian Lê Lợi dấy quân xưng là Bình Định vương năm Mậu Tuất (1418) cộng là 110 năm. Đây là thời kỳ các vua Lê nắm được trọn quyền cai trị đất nước. Các nhà sử học gọi là thời tiền Lê (hay Lê sơ) để phân biệt với Lê Trung Hưng về sau.

Các đời vua Triều Lê sơ đă trải qua:

1. Lê Thái Tổ (1428-1433)

2. Lê Thái Tông (1434-1442)

3. Lê Nhân Tông (1443-1459)

4. Lê Thánh Tông (1460-1497)

5. Lê Hiến Tông (1497-1504)

6. Lê Túc Tông (1504)

7. Lê Uy Mục (1505-1509)

8. Lê Tương Dực (1510-1516)

9. Lê Chiêu Tông (1516-1522)

10. Lê Cung Hoàng (1522-1527)

loading...

Danh sách chương: