Dia Nguc Tran Gian Dia Nguc Tran Gian

Dùi cui điện. Bức thực. Lao động nô lệ. Đây là những miêu tả được đăng trong Tạp chí Ống kính ở Trung Quốc về những gì diễn ra bên trong trại lao động nữ khét tiếng nhất của Trung Quốc: Mã Tam Gia. Các phương tiện truyền thông ở nước ngoài, bao gồm NTD, đã đưa tin về Mã Tam Gia nhiều năm nay. Nhưng đây là lần đầu tiên một phương tiện truyền thông ở Trung Quốc dám đăng một bài vạch trần như thế này.

Và điều đó cho thấy những miêu tả tra tấn kinh hoàng là đáng tin – điều này đã làm chấn động cả những học giả dày dạn.

Ma Yong, nhà nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói:

“Tôi đã sốc sau khi đọc bài này. Tôi không thể tưởng tượng được là điều này đang diễn ra. Trong thế kỷ 21, điều như thế này lại có thể xảy ra. Tôi không chắc là tại sao thông tin này lại được phép công bố. Nó đã được truyền rộng trên Internet và vẫn chưa bị gỡ xuống.”

Bài báo này có tiêu đề “Bước ra khỏi Mã Tam Gia”. Bài viết được dựa trên bản nhật ký viết tay chi tiết của cựu tù nhân Liu Hua. Một tù nhân khác đã bí mật chuyển nó ra ngoài vào tháng 9 năm 2011 – nhưng hiện vẫn chưa rõ là điều gì đã xảy ra với bản thân Liu Hua.

Theo bài báo này, các tù nhân ở Mã Tam Gia bị bắt phải làm việc tới 14 giờ mỗi ngày, làm quần bông và các quần áo khác. Họ chỉ được đi vệ sinh 3 lần mỗi ngày. Chỉ cần phàn nàn là họ sẽ bị trừng phạt. Một số người bị bắt phải ở trong những phòng rất bé không có thông gió trong nhiều ngày mỗi lần. Một số khác bị sốc bằng dùi cui điện, hoặc bị bắt ngồi trên “ghế cọp” rất đau đớn.

Tạp chí Ống kính trực thuộc tạp chí Caijing, một ấn phẩm về tài chính dũng cảm thường vượt qua các giới hạn về đưa tin trong hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc.

Các câu chuyện về tra tấn ở Mã Tam Gia lần đầu tiên xuất hiện 13 năm trước trên báo chí hải ngoại. Vào tháng 10 năm 2000, các nhóm nhân quyền hải ngoại đưa tin rằng 18 tù nhân nữ đã bị lột hết quần áo và đẩy vào một buồng giam nam. Họ đã bị cưỡng bức và ít nhất 5 người đã chết. Những người phụ nữ này là học viên Pháp Luân Công.

Việc lạm dụng các học viên Pháp Luân Công là một chi tiết quan trọng mà bài báo trên tạp chí Ống kính đã không đề cập đến – có thể là để đảm bảo rằng bài báo không bị kiểm duyệt.

Từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp môn tập luyện tinh thần này. Trên thực tế, từ năm 2000, một trang web ở Mỹ đã công bố hơn 8.000 bài về tra tấn diễn ra trong trại lao động Mã Tam Gia – tất cả đều nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Jia Yuanliang, một luật sư cựu chiến binh:

“Bây giờ việc này đang bị vạch trần, không thể bưng bít nó được nữa. Sau khi người dân biết về việc này, nhiều người đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với Mã Tam Gia. Hệ thống trại cải tạo lao động ở Trung Quốc không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Nó phải bị xóa bỏ sớm như có thế.”

Bài “Bước ra khỏi Mã Tam Gia” cho đến nay vẫn chưa bị kiểm duyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc. Một số nhà quan sát tin rằng việc đăng bài này là một điềm báo trước cho việc vạch trần rộng hơn sự lạm dụng diễn ra trong các trại lao động ở Trung Quốc.

Tối ngày 07 tháng 04, một trang tin ở Trung Quốc đã đăng một bản báo cáo dài có tựa đề “Bí mật của trại cải tạo nữ Mã Tam Gia thông qua hình thức Trại lao động tiết lộ về: “Ghế cọp” và “Giường chết””.

Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi lẽ những câu chuyện khủng khiếp về tra tấn, tẩy não và lao động cưỡng bức này chưa từng được giới truyền thông ở Trung Quốc Đại lục thừa nhận, lại càng ít được báo cáo.

Báo cáo xuất hiện trước tiên trên website Tin tức Thanh Đảo, và ngay sau đó, được các cổng thông tin chính của Trung Quốc bao gồm Sohu.com và QQ.com đăng tải. Chúng ta đều biết rằng các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc Đại lục đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt chặt chẽ. Từ trước đến giờ, các phương tiện truyền thông này chủ yếu thiên về vai trò làm chiếc loa tuyên truyền của Đảng cộng sản.

Mặc dù là báo cáo đầu tiên thừa nhận những điều kiện kinh hoàng ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nó đã cố ý không đề cập đến việc những người bị đánh đập tồi tệ nhất, bị tra tấn và ngược đãi một cách tàn nhẫn từ giữa năm 1999 hầu hết là các học viên Pháp Luân Công.

Hãy nhắc lại một điểm quan trọng trong bài báo: độ tàn nhẫn của cuộc đàn áp bị lật tẩy ở trại Mã Tam Gia (và rất nhiều các trại lao động khác trên khắp đất nước Trung Quốc) rõ ràng là nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, ít nhất là kể từ khi chiến dịch chính thức nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999.

Kể từ năm 2000, Minh Huệ đã công bố 8.109 báo cáo các loại nhằm dẫn chứng và thảo luận về những trải nghiệm bức hại mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại trại lao động Mã Tam Gia đã phải chịu đựng. (Lưu ý: Đây là con số được website Minh Huệ tìm kiếm, do đó nó bao gồm cả các bản báo cáo gốc cũng như các bài bình luận và các bài nhắc lại nội dung của các bản báo cáo gốc theo định kỳ.)

Minh Huệ khuyến khích những công dân có liên quan ở Trung Quốc cung cấp các bằng chứng cụ thể về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, và thỉnh cầu người dân trên khắp thế giới nói với bạn bè, người thân, đồng nghiệp và hàng xóm của họ về tội ác chống lại nhân loại này.

Trong khi đó, các học viên được nhắc nhở rằng họ không nên quá hoan hỷ hay tự cho phép bản thân được buông lơi trong những nỗ lực chuyên cần để chấm dứt cuộc đàn áp chỉ vì một chút dấu hiệu tích cực trong các báo cáo truyền thông ở Đại lục. Cuộc đàn áp vẫn đang tiếp tục, và điều này là không thể chấp nhận.

Một vài trích dẫn

Bài viết mở đầu với: “lao động giá rẻ, trừng phạt thể xác, các khu biệt giam, dùi cui điện,”treo lên”, “ghế cọp”, và “giường chết”. Thông qua những câu chuyện mà các tù nhân tại trại lao động kể, cùng nhiều bằng chứng khác nhau về thể chất, các bài viết, biên bản truy tố, và các báo cáo của những người trong cuộc, bài báo cố gắng đưa tới bạn đọc những gì đang thực sự diễn ra trong trại cải tạo lao động nữ, và như một phát đạn bắn vào hệ thống các trại cải tạo lao động hiện tại. (Chú thích của Ban Biên tập: Đã có thông báo rằng hệ thống trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc sẽ được cải tổ và/hoặc đóng cửa trong năm tới.)

Bài báo tiếp tục giải thích có hàng bao nhiêu câu chuyện kể viết tay đã được lén chuyển ra khỏi các trại lao động nhờ những tù nhân bị tạm giam. Biết rằng mình sẽ bị lục soát trước khi được trả tự do, những người phụ nữ dũng cảm đã viết lại những câu chuyện này. Họ ghi lại chúng một cách cẩn thận trong những bức thư càng nhỏ càng tốt. Điều này cho phép những câu chuyện được viết và lén chuyển ra ngoài ngày một nhiều. Sau đó, họ cuộn các bản viết tay này lại thật chặt, và giấu chúng trong âm đạo của họ với hy vọng thoát khỏi sự rà soát của cảnh sát.

Lưu Hoa là một trong số những người có “Nhật ký cải tạo qua lao động” được chuyển lậu ra ngoài.

Cô kể về một lầnmà cô bị lột quần áo. Các lính canh đã sốc điện vào lưỡi của cô. Cô nói: “Các cú sốc điện liên tiếp nhau. Dòng điện chạy qua cơ thể tôi. Tim tôi đập rất khó khăn, và bất ổn. Bị sốc vào đầu lưỡi, cảm giác như bị kim xuyên qua vậy. Tôi không thể đứng vững, và thậm chí còn không thể gắng gượng được.”

Cô Lưu mô tả khối lượng công việc của mình so với những người khác là ít hơn nhiều. Cô bị yêu cầu gắn các cổ áo và tay áo vào những chiếc áo có kích cỡ khác nhau. “Tôi phải làm từ 1.800 đến 2.000 bộ quần áo mỗi ngày. Những người phải là quần áo có một định mức là 3.000 bộ một ngày,” cô Lưu kể lại.

Người thêu và khâu sản phẩm ở công đoạn cuối cùng phải hoàn thành 320 bộ quần áo mỗi ngày.

Khi xem những ghi chép của cô Lưu sau một ngày hoàn thành định mức, người giám sát (được chọn ra từ các tù nhân) bảo cô phải làm thêm hơn 50 bộ quần áo. Cô Lưu đã tới gặp người giám sát này để yêu cầu có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Người giám sát đã đánh cô trước mặt các lính canh. Cô Lưu đã bị thương và được đưa đến Bệnh viện Tù nhân Đại Bắc để chụp CT. Đó là vào ngày 20 tháng 07 năm 2010.

Nhật ký của cô cũng có đề cập đến một phụ nữ tên là Mai Thu Ngọc, một người có sức khỏe kém do ảnh hưởng của một ca sinh non. Cô Mai đã không thể hoàn thành khối lượng công việc của mình.

Người giám sát bảo cô ấy phải làm việc suốt đêm để hoàn thành chỉ tiêu, nếu không sẽ bị phạt đứng trong nhiều giờ. Mai nói cô muốn nhận hình phạt đứng. Người trưởng nhóm đã đánh cô ngã xuống đất, dùng gót giầy nhọn giẫm lên bắp chân của cô, và xoay gót chân của cô ta 360 độ. Bắp chân của Mai bị chọc thủng và bị nhiễm trùng kéo dài trong nhiều tháng. Thậm chí tới tận bây giờ, trên bắp chân của Mai còn thấy rõ các vết sẹo.

Các tù nhân cũng nói rằng các lính canh còn sử dụng “ghế cọp” và “giường chết” để tra tấn. Một người trong cuộc đã tiết lộ rằng “ghế cọp” ban đầu được sử dụng cho một nhóm người đặc biệt. (Chú thích của Ban Biên tập: “nhóm người đặc biệt” – bất kỳ người Trung Quốc nào đọc được cụm từ này đều hiểu rằng đó là ám chỉ của ĐCSTQ dành cho các học viên Pháp Luân Công). Về sau, chúng cũng được sử dụng cho các tù nhân trung bình.

 Trong một báo cáo năm 2001, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về bạo lực đối với phụ nữ nói: "Trong tháng 10 năm 2000 cai ngục ở nhà tù Mã Tam Gia tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị cáo buộc đã lột truồng 18 nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp [còn được gọi là Pháp Luân Công] và đẩy họ vào các nhà giam tội phạm nam giới bị kết án. "

Theo các nguồn tin của Pháp Luân Công, những 18 phụ nữ bị hiếp dâm tập thể 1 cách tàn nhẫn. Sau khi hãm hiếp, các viên chức trại Mã Tam Gia không cho phép bất cứ ai đến thăm các nạn nhân, và các viên chức trại tìm cách bao che cho tội phạm.

Lạm dụng tình dục là một phần của các tiết mục về tra tấn đượcliên tục phát triển tại Mã Tam Gia để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng của họ.

Theo Báo cáo viên đặc biệt, "dùi cui điện được sử dụng để gây sốc nơi ngực và bộ phận sinh dục của các học viên nữ" tại trại lao động Mã Tam Gia.

Theo các nguồn tin của Pháp Luân Công, tại Mã Tam Gia và các trại lao động khác, dùi cui điện, vớí điện cao thế hàng ngàn vôn, được chèn vào bên trong âm đạo, trên hoặc bên trong hậu môn, bên trong miệng, và trên ngực, cũng như tất cả các bộ phận khác của cơ thể.

Một trong những trường hợp tàn ác nhất, vào đầu năm 2003, Wang Yunjie đã bị sốc trong nhiều giờ trên cả hai vú, theo một báo cáo trên trang web Minh Huệ Pháp Luân Công [Falun Gong website Minghui]. Hình ảnh cho thấy ngực của cô có nhiều vết thương hở sau khi bị tra tấn.

Đợi đến lúc Wang gần chết, trại thả cô. Cô đã qua đời vào năm 2006 do kết quả của sự tra tấn mà cô phải chụi đựng.

Các phương tiện khác, thô bạo hơn bộ dùi cui điện, cũng được sử dụng.

Li Huiying là một thẩm phán ở Đại Liên, một thành phố lớn trên bờ biển của Trung Quốc, khi bà bị kết án trại lao động vì niềm tin của mình vào Pháp Luân Công, bị đưa đến Mã Tam Gia trong năm 2005.

Bà báo cáo các học viên nữ bị tấn công tình dục bằng một cái đùi có răng cưa và một chai bia vỡ.

Phụ nữ tại Mã Tam Gia đã bị buộc phải đứng trần truồng trong cái lạnh đóng băng. Họ thường bị lột trần truồng để tra tấn, nhưng họ còn bị làm nhục do bị bắt buộc phải đứng trần truồng trước một máy quay video.

"Lạm dụng tình dục không những chỉ tạo ra đau đớn về thể chất, nhưng cũng gây nên nỗi xấu hổ và lo sợ có thể kéo dài mãi mãi", tiến sĩ Jingduan Yang, một bác sĩ tâm thần tại Philadelphia cho biết. "Đó là chấn thương nguy hiểm nhất đối với sức khỏe tinh thần của con người và lòng tự trọng."

Ông nói mục đích của việc lạm dụng tình dục trong các trại lao động là để huỷ diệt  niềm tin của một cá nhân.

Trong kinh nghiệm hành nghề y học của mình, ông đã nhìn thấy những thiệt hại đã gây ra.

"Một bệnh nhân sợ hãi những người đứng đằng sau mình, vì cô đã bị bắt cóc từ phía sau", bác sĩ Yang nói. "Bất cứ lúc nào cô nghe thấy một âm thanh the thé, cô nghe thấy các bạn đồng tu Pháp Luân Công la hét trong đau đớn."

Nạn nhân như vậy có thể bị đau "thần kinh và cơ bắp xương nghiêm trọng, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, trốn tránh, ác mộng, những cơn hoảng loạn, và hồi tưởng," Tiến sĩ Yang nói.

Năm 2005, luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh đã tiến hành điều tra riêng của mình về cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phát hiện học viên đã thường xuyên bị tra tấn tình dục.

Trong một bức thư ngỏ công khai gữi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản, ông đã viết, "bộ phận sinh dục của hầu hết mỗi người phụ nữ và vú hoặc cơ quan sinh dục của mỗi người đàn ông đã bị tấn công tình dục trong cuộc đàn áp một cách thô tục nhất... Không có ngôn ngữ hoặc các từ nào có thể miêu tả hoặc tái tạotính thô tục và vô đạo đức trong lĩnh vực này của chính phủ  chúng ta . Có ai với một cơ thể ấm áp có đủ khả năng để giữ im lặng khi đối mặt với sự thật như vậy? "

loading...