Chương 57: Người mơ tâm thức đâu mà? Trụ đâu tội phước đều là thành không.


Tác giả: Hảo đại nhất quyển vệ sinh chỉ.

Edit: Belle.

Chương 57: Người mơ tâm thức đâu mà? Trụ đâu tội phước đều là thành không.

***

Đường núi Đề Hương hướng về phía Nam Bắc, càng đi về phía Nam, cảnh rừng vào thu càng trở nên rực rỡ.

Lá phong xanh sẫm và vàng óng, đan xen với sắc đỏ, hòa với sương mù trắng, càng lộ vẻ tươi đẹp nhiều màu sắc.

Lúc hai người đi tới đỉnh núi, nơi mắt nhìn đến là rừng phong đỏ kéo dài đến dưới núi. Lá phong lay động rì rào, tựa như tiếng từng cơn sóng lớn vỗ bờ.

Lạc Minh Xuyên cười nói, "Qua khỏi ngọn núi này, chính là Hưng Thiện tự."

Ân Bích Việt ngước mắt nhìn ra xa, bên trong lá phong phủ khắp nơi, mơ hồ có thể nhìn thấy được cái bóng của mái nhà cong vút lát ngói xanh trên sườn núi.

Giống như một viên minh châu, nằm yên trong biển lửa cuồn cuộn.

Sau đại chiến ma đạo và thiên kiếp, rất nhiều cường giả ngã xuống, rất nhiều tông môn đứt đoạn truyền thừa giữa chiến hỏa. Các môn phái lớn bây giờ, phần lớn là vừa chấn hưng từ từ vào 'Thời đại mạt pháp' sau thiên kiếp, rồi mới phát triển lớn mạnh.

Hưng Thiện tự thì lại khác, Hưng Thiện tự mặc dù không có Á Thánh, nhưng truyền thừa chưa bao giờ đứt đoạn. Bàn về Phật pháp chính thống, còn hơn cả Giai Không tự có Á Thánh Vô Vọng.

Ân Bích Việt chưa từng qua lại với phật tu, ấn tượng của hắn đối với họ ở Chiết Hoa hội cũng chỉ dừng lại ở chỗ làm việc khiêm tốn, trầm mặc ít lời. Nói đến 'Phật môn song tự', rất nhiều người chỉ nghĩ tới hai chữ từ bi.

Lạc Minh Xuyên thầm nghĩ y tu ở Hưng Thiện tự rất cao tay, chứng tóc bạc của sư đệ có lẽ sẽ có khả năng chuyển biến tốt, không khỏi bình tĩnh lại.

Chùa được xây dựa lưng vào núi, mái chùa ngói xám hướng về nơi xa, tường viện màu vàng ngã đỏ tầng tầng lớp lớp, kéo dài một quãng.

Ngôi chùa to lớn như vậy, ít nhất cũng có hơn một nghìn tăng nhân tu hành.

Nhưng mà cửa chùa cũng không cao lớn hùng vĩ gì, so với các môn phái lớn khác, thậm chí còn có vẻ hơi mộc mạc.

Không biết trải qua bao nhiêu năm gió sương mưa tuyết, ba chữ lớn 'Hưng Thiện tự' khắc tuốt trên phần đầu, chỉ còn lại đường viền, sớm đã không thể nhìn ra nét đậm nhạt của bút lông lúc đầu.

Nhưng mà quang cảnh hiu quạnh như vậy của cửa đá, lại vẫn giữ đúng nguyên trạng của 'Thời đại Chư Thánh'.

Chùa có Tam môn, ở giữa là đại môn trọng diêm theo lối điện phủ, hai bên là cửa nhỏ, tượng trưng ba cửa Niết Bàn giải thoát, "Không môn", "Vô tướng môn", "Vô tác môn", là lối kiến trúc chùa chiền điển hình vào thời đại đó.

(Tam môn còn gọi là tam giải thoát môn, tức là ba cửa giải thoát. Ngày xưa cửa chùa là Tam môn. Ngày nay có nhiều chùa không làm đủ ba cửa cũng được gọi là Tam môn, ba cửa Chùa tiêu biểu cho ba đức : Không, Vô tướng, Vô tác (Vô nguyện)

Không môn: Là cửa không, tu về "Không quán". Muốn thoát ly sanh tử luân hồi vượt qua ba cõi thì thường phải tu "Không quán", tức là quán các pháp đều không, không có thật ngã, thật pháp. Tu "Không quán" để dứt trừ bệnh chấp ngã, chấp pháp của chúng sanh. Vô tướng môn: Là cửa vô tướng. Muốn phá trừ ngã chấp, pháp chấp, cần phải xả bỏ các tướng : tướng ngã , tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vô tác môn: Là cửa không tạo tác, nghĩa là quán các pháp bản thể vốn không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm...không bớt, bản lai thanh tịnh vô tác, vô vi, vô mong cầu nguyện ước, nên cũng gọi là vô nguyện, quán sát như thế dứt trừ vọng tâm mê chấp.
Không vô tướng, vô tác (vô nguyện) là ví ba cửa ngõ vào Niết Bàn giải thoát. Cửa Chùa chỗ Tăng chúng ăn ở tu tập, nghiêm trì tịnh giới, đạo hạnh chuyên cần tâm cầu giải thoát, chí trụ Niết Bàn, cho nên dù không đủ ba cửa cũng gọi là Tam môn.
– Đại diêm trọng môn: xin xem hình ảnh đầu trang.)

Mỗi người từng đến nơi này, đều có thể nhìn thấy lịch sử và vinh quang của một môn phái.

Tăng nhân trẻ tuổi mang áo cà sa màu vàng sáng đứng ngoài cửa chùa, mặt mày trầm tĩnh.

Người đó nhìn thấy hai người sóng vai trên đường núi đi tới. Rõ ràng là mặc đạo bào Thương Nhai giống hệt nhau, khí độ lại hoàn toàn khác nhau. Một người quân tử đoan chính như noãn ngọc, một người tóc bạc ánh mắt lạnh lùng như hàn băng.

Tăng nhân trẻ tuổi nghĩ đến kinh văn đã từng tụng, "Thân thọ sanh từ nơi không tướng, như giấc mơ do tượng hình ra. Người mơ tâm thức đâu mà? Trụ đâu tội phước đều là thành không." (Trích trong Kệ truyền của chư Phật. Đại ý bài kệ nói : Con người từ chỗ vô tướng sinh ra, cũng ví như hình bóng, không có thực. Con người đã là giả dối không thực thì tâm và thức kia, xưa và nay cũng đều là không cả. Tội và phúc cũng là không, không có chỗ trụ. (TT.Tuệ Hải))

Quân tử đoan chính cũng được, không có tình người cũng được, bất quá chỉ là hình tượng, làm sao có thể thể hiện bản chất của một con người.

Tăng nhân niệm một câu phật hiệu, tiến ra đón, "Nhị vị thí chủ, mời theo tiểu tăng đi vào chùa."

Ân Bích Việt và Lạc Minh Xuyên ngẩn ra, không nghĩ tới sẽ có người chờ đón. Nhưng ngay sau đó lại nghĩ đến có cao tăng trụ trì trong chùa, bất cứ động tĩnh nào trong ngọn núi này đều nằm trong lòng bàn tay, sợ là ngay cả ý đồ bọn họ đến đây cũng đã bị đoán được từ lâu.

Lạc Minh Xuyên thi lễ một cái, "Làm phiền."

Tăng nhân trẻ tuổi nghiêng người tránh né cái thi lễ này, nói một tiếng 'A di đà phật', sau đó đưa bọn họ vào cửa chùa.

Trong nháy mắt Ân Bích Việt bước qua cửa chùa thì tựa như có cảm giác, bỗng nhiên quay đầu lại, nhìn thấy trên cửa đá cao to có khắc bốn chữ lớn 'Bể khổ vô biên'. Có lẽ là ảo giác, hắn cảm thấy rằng bốn chữ này, rõ ràng hơn rất nhiều so với ba chữ 'Hưng Thiện tự' khắc ở phía chính diện.

Tăng nhân trẻ tuổi cúi mi rũ mắt, dẫn bọn họ vòng qua tầng tầng phật đường, dọc theo đường đi, thỉnh thoảng còn có tăng lữ mang áo xám dừng lại hành lễ với người này.

Lúc này hai người Ân Bích Việt mới biết bối phận của tăng nhân không thấp, hẳn là đệ tử thân truyền của cao tăng nào đó trong chùa.

Chùa rất lớn, có người vẩy nước quét nhà, có người tụng kinh, nhưng mà khắp nơi lại yên bình và trang nghiêm, không nghe thấy chút ồn ào nào.

Trong lúc đi, quanh thân đều là mùi gỗ nhàn nhạt của gỗ đàn hương.

Nhưng không biết tại sao, cho tới giờ Ân Bích Việt vẫn không có cách nào bình tĩnh lại.

Tựa như dưới cảnh tượng yên bình này, có một con mắt lạnh lùng mà tàn nhẫn, ẩn trong bóng tối nhìn chăm chú vào nhất cử nhất động của bọn họ.

Cuối cùng cũng tiến vào tòa Phật điện đỉnh vàng rộng nhất trong chùa.

Phật điện cao lớn, cờ dây Phật giáo màu vàng sáng tựa như cái ô úp xuống từ xà nhà, chồng chất, ẩn trong khói nhẹ lượn lờ. Nhìn một cái, khiến người sinh ra ảo giác như chúng nó vô biên vô tận.

Tượng phật vàng cao to vô cùng, ngẩng mặt mới nhìn thấy được tay Phật.

Nếu mà so sánh, thì lão tăng mang áo cà sa vàng đứng trước tượng Phật trở nên thấp bé rất nhiều.

Nhưng không ai cảm thấy rằng ông ta nhỏ bé, bởi vì ông ta là trụ trì Hưng Thiện tự.

Toàn bộ ngôi chùa chỉ còn sót lại hai vị mang tự 'Tịnh', đại sư Tịnh Hải, là đại sư cùng năm tuổi với vị Á Thánh Vô Vọng của Giai Không tự.

Lạc Minh Xuyên và Ân Bích Việt không nghĩ tới rằng, người chờ ở chỗ này lại là một nhân vật lớn như thế.

Hai người tiến lên hành lễ, phát hiện bên trong Phật điện có không ít tăng nhân đang đứng. Tuy rằng uy thế đã được che dấu, không nhìn ra tu vi sâu cạn thế nào, nhưng họ đều mang áo cà sa màu vàng sáng.

Hai người hành lễ kiểu đạo môn, các tăng nhân trả lại Phật lễ.

Trong trường hợp to lớn thế này, người mở miệng trước đương nhiên là Tịnh Hải, ngữ điệu nói chuyện của ông ta ôn hòa, không nhanh không chậm, giống như là đang niệm tụng kinh văn, "Hai vị thí chủ đường xa mà đến, một đường khổ cực. Bần tăng đã biết mục đích đến của Ân thí chủ, cũng chẳng làm khó, kính xin dời bước."

Câu nói sau cùng của ông ta là nói cho một mình Ân Bích Việt, ý tứ đã quá là rõ ràng.

Ân Bích Việt theo bản năng đưa mắt nhìn Lạc Minh Xuyên, bọn họ còn chưa mở miệng, người này đã biết bọn họ vì chữa bệnh mà đến, cảnh giới đúng thật là cao thâm.

Lạc Minh Xuyên cũng không nghĩ tới, đại sư Tịnh Hải dễ dàng đồng ý ra tay giúp đỡ như thế. Nhưng thiên hạ đều biết Phật môn từ bi, lúc này y cũng chưa suy nghĩ nhiều, chỉ lo mỗi chứng tóc bạc của sư đệ, nên liền gật đầu với Ân Bích Việt.

Ân Bích Việt thấy y gật đầu, mới theo Tịnh Hải đi về phía sau điện.

Sau Phật điện nghiêm trang rộng rãi là một gian thiền phòng yên lặng, ngoài phòng trồng một cây Tùng xanh cao ngất.

Trong phòng đốt hương, ánh sáng tối tăm không rõ, cho dù là ban ngày, Tịnh Hải vẫn phải đốt đèn trước bàn.

Hai người ngồi đối diện trước bàn, Ân Bích Việt cũng không để ý đến chứng tóc bạc của mình. Mối quan tâm trong đầu lúc này không phải là chữa bệnh như thế nào, mà là đang phác họa lại mỗi con đường đi trong đầu.

Hắn đã có thể xác định, toàn bộ Hưng Thiện tự, chôn giấu một trận pháp có uy lực lớn vô cùng. Cửa chùa có khắc 'Bể khổ vô biên' mới nãy, chính là giữa mắt trận.

Có thể là 'Đại trận Phật Ấn Kim Quang' mà thánh nhân lưu lại ở 'Thời đại Chư Thánh' trong lời đồn.

Chỉ là không biết uy lực của trận pháp còn lại mấy phần.

Tịnh Hải lấy ra một bàn cờ làm từ gỗ cây Dẻ đã nửa cũ, "Ân thí chủ, có thể đánh một ván với bần tăng được không?"

Chơi cờ đương nhiên chẳng liên quan gì đến việc chữa bệnh, nhưng từ sau khi Ân Bích Việt gặp Chưởng viện tiên sinh, thì đã quen với phong cách làm việc như lọt vào trong sương mù của mấy vị nhân vật lớn, đáp, "Kỳ đạo vụng về, khiến đại sư cười chê rồi."

Vị thủ tọa giảng kinh không để ý mấy lời khiêm tốn của hắn, trực tiếp đẩy hộp cờ màu đen qua, mời hắn dùng quân đen đi trước.

Ân Bích Việt cũng không chối từ, giơ tay liền hạ quân xuống vị trí 'Thiên Nguyên' ngay giữa bàn cờ. (Thiên Nguyên là vị trí ngay chính giữa bàn cờ vây.)

Cách hạ quân này rất hiếm thấy, hoặc là một cao thủ có phong cách đánh cờ đặc biệt, hoặc là thằng ngốc chẳng biết vạch kế.

Ân Bích Việt chẳng thuộc loại nào trong hai loại người này. Mà là từ khi bước vào Hưng Thiện tự, hắn liền cảm thấy áp lực một cách khác thường.

Tựa như trong lồng ngực có một cơ giận khó chịu, nhất định phải phát tiết dựa vào quân cờ này.

Từ lễ chế mà nói, đấu cờ với tiền bối mà lại hạ quân ở vị trí Thiên Nguyên, thì mang ý không hề tôn trọng người trên.

Lão tăng hơi nhíu mày, nhưng không hề nói gì.

Cũng hạ xuống một quân cờ.

Trong lúc nhất thời, trong thiền phòng âm u tĩnh lặng, chỉ có tiếng hạ quân cờ vang lên liên tiếp.

Hai người chơi được hơn hai mươi nước, nhịp điệu đấu cờ vẫn bình thản. Lúc này, Tịnh Hải lên tiếng, "Nghe nói Ân thí chủ xuất thân từ Lan Uyên học phủ. Trong học phủ dung hợp kiến thức trăm nhà, không biết có từng học qua Phật pháp?"

Ân Bích Việt đáp, "Sức học thô lậu, chưa từng học qua."

Lời này không phải khiêm tốn, dù cho Tàng Thư lâu có không ít điển tịch Phật pháp, nhưng Ân Bích Việt lúc đó đã học 'Kiếm pháp sơ tham', chẳng có mấy hứng thú với Phật học.

Nhưng hắn đột nhiên nhớ đến Lạc Minh Xuyên.

Già Lan đồng thuật của Lạc sư huynh, chính là công pháp của Phật môn.

Lão tăng vừa hạ một quân cờ, vừa nói một cố sự trong Phật lý.

Cố sự rất đơn giản, Ân Bích Việt đã nghe qua từ lâu.

Chuyện rất đơn giản, có một con thuyền đi biển, trên thuyền có 500 người, một trong số đó bởi vì muốn trộm đồ, nên muốn giết cả thuyền người.

Trong 'Kinh Tạp A-hàm' thì hòa thượng có sáu phép thần thông, một trong số đó là "Sinh tử trí chứng minh", có thể biết trước chúng sinh gây nên thiện ác, nhân quả ra sao. Báo trước việc kẻ trộm gây ra, lại giết trước kẻ trộm, cứu người trong thuyền. (Sinh tử trí chứng minh: Trí tuệ biết rõ tướng trạng sống chết của chúng sinh, thấy rõ chúng sinh ấy do nhân gì, duyên gì mà được sinh ra, sau khi chết sẽ sinh đến chỗ nào...)

Tịnh Hải tổng kết, "Thà rằng phá giới, gánh chịu quả báo sát sinh, cũng phải cứu trợ chúng sinh. Chính là đại từ bi 'Bỏ tù bản thân trước tiên'."

Ân Bích Việt không nói gì. Lúc này ván cờ đã thay đổi, 'Trường long' của hắn, đã bị đối phương ép chỉ còn ba bước.

Tịnh Hải cũng không hạ quân nữa, thần sắc bỗng trở nên nghiêm túc, "Ân thí chủ, bần tăng biết thí chủ là người lòng mang từ bi. Nhưng thí chủ cũng biết tai tinh giáng thế, thời loạn ngả nghiêng?!"

Ân Bích Việt mở to mắt, chỉ thấy lão tăng trợn mắt lớn, trong con ngươi tựa như có ánh sáng khiếp người!

Trong lòng hắn cảm giác nặng nề, trong đầu nhanh chóng nhớ lại tình cảnh lúc vừa mới tiến vào điện. Nhóm tăng lữ áo cà sa màu vàng phân bố trong điện.

... Có mười hai người.

Nếu như đúng là bốn vị thủ tọa cùng tám vị chấp sự, chuyện này có nghĩa rằng các cường giả Hưng Thiện tự đều xuất hiện!

Gần như trong nháy mắt Ân Bích Việt muốn rút kiếm mà lên! Nhưng hắn cật lực khắc chế.

Hắn biết, nếu Tịnh Hải đưa hắn tới nơi này, tất sẽ không dễ dàng để hắn ra ngoài. Mà trước mặt cường giả Đại Thừa cảnh, hắn căn bản là không có cách nào ra khỏi căn thiền phòng này.

Vì vậy hắn bình tĩnh lại, không cầm kiếm, cũng không động.

Thành khẩn nói, "Xin đại sư giải thích."

Tịnh Hải nhẹ nhàng nói, "Bần tăng tu 'Pháp nhãn thần thông' đã ngàn năm. Lạc thí chủ đứng ngoài điện lúc này, chính là tai tinh giáng thế. Nếu như Ma tôn chết dưới kiếm Lâm Uyên muốn tái thế trọng sinh, chắc chắn sẽ dùng cơ thể thí chủ ấy để thức tỉnh."

Ân Bích Việt theo bản năng phản bác, "Không thể nào!"

Tịnh Hải chưa bao giờ bị hậu bối phản bác, nhưng lúc này không tức giận, vẫn cứ giải thích,

"Không chỉ là bần tăng nhìn thấy vậy, Chưởng viện tiên sinh và đại sư Vô Vọng, cũng nhìn thấy giống bần tăng."

Ân Bích Việt choáng váng.

Lời Tịnh Hải nói, như một tia sét, bổ thẳng vào đầu!

Hoàn chương 57.

Các cậu hiểu không ? Mình cố tóm gọn dễ hiểu lắm rồi, à, vụ cờ vây chỗ 'Trường Long' thì mình thua nhé, mình chém nhé, mình google không ra... OTLLLLL

loading...

Danh sách chương: