NHÌN ĐỜI NHƯ MỘT LY COCKTAIL

NHÌN ĐỜI NHƯ MỘT LY COCKTAIL

Cuộc sống ngon lành như một ly cocktail vậy, đấy là khi bạn biết pha chế và thưởng thức nó.

1. Mỗi người chỉ có một cơ thể của riêng mình. bạn có thể làm gì tuỳ thích với nó nhưng nên nhớ rằng nó là thứ duy nhất thực sự của bạn và ở bên bạn cho đến cuối cuộc đời. Vì thế hãy đối xử tử tế với nó.

2. Không có điều gì trong cuộc sống mà không hàm chứa trong đó những bài học. có lúc bạn sẽ vô cùng thích thú nhưng cũng có lúc bạn sẽ thấy chán phèo và có những bài học khiến bạn đau. Nhưng hãy hiểu rằng điều quan trọng là bạn rút được gì sau những bài học đó.

3. “Kia” không bao giờ tốt bằng “đây”. Khi những cái “kia” trở thành cái “đây” của bạn, bạn sẽ dễ dàng để mắt tới những cái “kia” khác vì nghĩ rằng nó có vẻ tốt hơn cái “đây” bạn đang có. Nên học cách bằng lòng với chính mình vì đôi khi thực chất những cái “kia” không thể bằng những cái “đây” được.

4. Tự bạn sẽ quyết định cuộc sống của mình. Bạn sẽ có những công cụ và nguyên liệu cần thiết nhưng pha chế nó như thế nào là nhờ chính đôi tay trái tim và khối óc của bạn. Vì vậy đừng trông chờ vào may mắn mà hãy chú ý đến chính bản thân mình đi.

5. Bạn sẽ quên tất cả những điều tôi nói ở trên. Thật đấy, cũng không cần thiết phải nhớ quá nhiều như vậy. hãy cứ nhìn đời như một ly cocktail đủ mọi hương vị và màu sắc. Chua vẫn có thể làm cho ngọt. Ngọt vẫn có thể làm cho đằm. Không một bartender nào có thể pha một ly cocktail thật tuyệt ngay từ lần đầu tiên. Và chắc chắn là bạn sẽ luôn có đủ nghị lực, niềm tin và lạc quan để pha ly cocktail cho mình chứ.

(st)
Nguồn. Những điều trường học không dạy bạn

Add

Tại sao thanh thiếu niên dễ cảm thấy buồn chán? và đây là THUỐC chữaTÂM LÝ HỌC BY ISÁCH

Người đọc hỏi một loạt câu hỏi về sự buồn chán của thanh niên. Và những phản hồi của tôi theo sau.“Tại sao thanh thiếu niên dễ cảm thấy buồn chán?”

Tuổi thanh niên bị điều khiển bởi sự bất mãn, người trẻ không còn hài lòng với việc bị định nghĩa và đối xử như một đứa trẻ, muốn trở nên già giặn hơn nhưng không biết làm thế nào. Sự buồn chán là một phần của cái giá mà họ trả cho hành trình phát triển không chắc chắn mà họ đang trải qua – có nhiều lúc không biết làm gì với bản thân họ.

Nan đề của thanh niên là đây. Người trẻ muốn được độc lập nhiều hơn bao giờ hết, nhưng những gì anh/cô ấy khám phá ra đó là sự tự do là một nơi sinh ra sự buồn chán. Bây giờ bạn có nhiều sự lựa chọn hơn, bạn sẽ làm gì với nó? Trong nhiều trường hợp, thanh niên thường là không biết. Quá khứ thì rõ ràng hơn nhiều so với tương lai. Do đó, thay vì cảm thấy vui mừng, thanh thiếu niên cảm thấy không biết làm sao để lấp đầy chỗ trống của cơ hội được tạo ra.

Các bậc phụ huynh nhìn thấy nan đề này vào cuối mỗi năm học. Người trẻ quá phấn khích khi kết thúc năm học và không phải đi học và làm bài tập về nhà, và sau đó vài ngày, họ nói: “Không có việc gì để làm! Tôi rất chán!” Cũng giống như một người già đang mong đợi về hưu, giải thoát khỏi công việc, nhưng cuối cùng khám phá ra cuộc sống buồn tẻ khi không có một chương trình làm việc.

“Điều gì ở thời đại mà chúng ta đang sống làm cho sự buồn chán quá dễ dàng xuất hiện ở thanh niên?”

Một yếu tố có thể làm thanh niên buồn chán dễ dàng hơn và khó khăn hơn để kiểm soát điều đó là sự xuất hiện của nhiều nguồn giải trí điện tử có sẵn ở hầu hết các gia đình. Bây giờ người ta có thể dễ dàng dập tắt sự buồn chán trong hiện tại bằng cách nhìn vào các màn hình điện tử (TV, máy tính, điện thoại di động, máy chơi game, DVD…) và một sự trốn thoát ngay lập tức vào kích thích gây sao lãng cao luôn có sẵn sàng ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Tuy nhiên, nó cũng làm bạn khó khăn hơn để chế ngự sự buồn chán. Sự có sẵn của những kích thích điện tử gây sao lãng này làm cho việc kiểm soát sự buồn chán gặp nhiều vấn đề hơn vì 2 thiệt hại mà nó có thể gây ra, đồng thời làm tăng khuynh hướng thiên về sự buồn chán. Trước tiên, gia đình trở nên buồn chán hơn vì có ít cuộc trò chuyện và thời gian ý nghĩa ở bên nhau (khi mọi người dán chặt mắt vào các màn hình điện tử). Và thứ hai, sự giải trí tích cực bị đánh mất vì sự giải trí thụ động quá dễ dàng để tiếp cận.

Thêm nữa, giải trí điện tử có thể chế ngự sự buồn chán trong hiện tại, nhưng nó cũng làm tăng sự buồn chán vì sau khi bạn đã thích ứng với những kiểu kích thích cao mới nhất thì nó đánh mất giá trị, và người trẻ quay trở lại với sự trống rỗng. Bây giờ họ cần kích thích mới “lớn hơn và tốt hơn”, nhiều cảm giác hơn và cực đoan hơn, nội dung mới lạ, để thu hút trở lại sự chú ý của những khách hàng dễ bị làm sao lãng và luôn luôn động đậy.

Có một cái giá về mặt xã hội phải trả. Khả năng chịu đựng sự buồn chán, đặc biệt ở thanh niên, bị giảm đi rất lớn trong một thế giới mà ở đó sự trốn thoát vào những màn hình giải trí điện tử là rất dễ thực hiện. Chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa mà nhiều trẻ em và thanh niên đã quen với siêu kích thích điện tử ngay từ lúc mới sinh, tình trạng này làm cho việc đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống thực hằng ngày, lặp đi lặp lại ở nhà và ở trường học là khó khăn cho nhiều người chịu đựng. Tập trung chú ý và ngồi yên trước những yêu cầu của cuộc sống thực có thể khiến thanh niên cảm thấy rất buồn chán.

Phải “vượt sướng” mới có thể ham đọc sách
Những dấu hiệu của buồn chán là tính dễ bị sao lãng và luôn động đậy chân tay, không ngồi yên được, và nó thường bị gọi là “sự thiếu tập trung”, “tăng động” hoặc cả hai – những hành vi của tuổi trẻ đó là thách thức đối với người lớn để kiểm soát. Do đó, để xử lí vấn đề của sự mất tập trung và hiếu động, chúng ta tạo ra và bắt thanh niên kích động uống thuốc để giúp họ tập trung và bình tĩnh. Trong quá trình này, người trẻ được dạy thói quen kiểm soát bản thân về mặt tâm lý thông qua việc uống thuốc đều đặn.

Và điều này dẫn đến vấn đề khác – việc tiếp thị trái phép những thuốc chữa chứng kích động cao, người trẻ gọi chúng là “những viên thuốc học”, mua chúng khi họ đang ôn thi và để thoát khỏi quy luật của sự buồn chán, tập trung chú ý và tập trung năng lượng của họ để nâng cao kết quả học tập.

“Bạn có nghĩ rằng bố mẹ giữ con họ ở nhà nhiều hơn vì sợ để cho con ra ngoài chơi đã góp phần vào sự buồn chán?”

Thế giới tự nhiên từng bị mô tả là nguy hiểm bởi những tin tức, câu chuyện cảnh báo thu hút sự chú ý của mọi người, nên các bố mẹ giữ con họ ở nhà nhiều hơn vì họ xem đó là nơi an toàn hơn và ít có nguy cơ bị làm hại. Tuy nhiên, cuộc sống trong nhà đồng nghĩa với thời gian nhìn màn hình điện tử nhiều hơn, do đó làm tăng sự buồn chán khi trẻ lớn lên.

“Bố mẹ có nên cảm thấy có lỗi khi con họ buồn chán?”
Ngừng lệ thuộc Mua Sách Đọc Sách
Khi đứa con cảm thấy buồn chán, bố mẹ không nên xem cảm xúc đó như một điều gì đó sai trái với đứa con hoặc với bản thân họ. Sự buồn chán không phải là điều gì đó mà bạn nên cảm thấy có lỗi vì có chúng. Sự buồn chán thường là một phản ứng bình thường khi không biết nên làm gì với năng lượng của bạn, không biết làm sao để hướng cuộc sống của bạn đi đâu trong hiện tại, cảm thấy không tìm được một cách ý nghĩa để kết nối với bản thân, với người khác hoặc thế giới.

Sự buồn chán tạo ra một trạng thái bất mãn để thúc đẩy con người tìm kiếm điều gì đó có ý nghĩa để làm, dù đó là sự giải trí thụ động hoặc tích cực. Tất cả mọi người đều trở nên buồn chán. Bố mẹ có thể chia sẻ những việc họ làm khi họ thấy buồn chán để cho thấy điều gì có hiệu quả với họ, và họ có thể cùng động não với con để tìm ra điều gì gây hứng thú cho đứa con.

“Thuốc chữa bệnh buồn chán ở trẻ em và thanh niên là gì?”

Hãy xem xét 3 điều sau.

Thứ nhất, mang trẻ ra ngoài để lấy lại những niềm vui của cuộc sống bên ngoài và kết nối với thế giới tự nhiên.

Thứ hai, dành thời gian hằng ngày với bản thân và gia đình, tắt hết những thiết bị điện tử và màn hình.

Thứ ba, đầu tư thời gian sống vào những hoạt động có ý nghĩa như giúp đỡ, làm thiện nguyện, chơi thể thao, thể dục, sáng tạo, giải quyết vấn đề, học hỏi điều gì mới, làm việc cho một dự án vì một lý do xã hội tốt đẹp.


Buồn chán là điều bình thường ở thanh niên. Nó có thể là điều tốt khi sự buồn chán gây ra sự bất mãn khiến thanh niên tìm kiếm sự giải trí tích cực và đầu tư bản thân họ. Nó có thể xấu khi nó chỉ dẫn đến sự trốn thoát thụ động vào thế giới điện tử. Vai trò của bố mẹ là khuyến khích lựa chọn đầu và làm giảm bớt cái thứ hai.

Nguồn

Aspects of Adolescent Boredom

Just because adolescent boredom is normal doesn’t mean that any response is OK

Published on August 27, 2012 by Carl E. Pickhardt, Ph.D. in Surviving (Your Child’s) Adolescence

PsychologyToday

loading...

Danh sách chương: