BÀI HỌC KHỞI NGHIỆP RÚT RA TỪ BỘ TRUYỆN ONE PIECE

3 BÀI HỌC KHỞI NGHIỆP RÚT RA TỪ BỘ TRUYỆN ONE PIECE

One Piece là một trong những bộ truyện tranh manga được yêu thích nhất trên thế giới. Những ý nghĩa ẩn chứa trong bộ truyện không chỉ đem lại giá trị cho trẻ em, người lớn mà còn mang giá trị cho những khởi nghiệp.

1. Có ước mơ cháy bỏng và quyết tâm thực hiện bằng mọi giá

Monkey D Luffy là cậu bé sinh ra tại một vùng quê nhỏ, tuy nhiên cậu đã sớm hình thành trong mình một ước mơ trở thành một cướp biển giỏi nhất và tìm được kho báu vĩ đại trên biển mang tên One Piece. Ước mơ của Luffy ngày càng cháy bỏng và cậu ta quyết tâm thực hiện nó cho dù có phải chết. Điều đó được minh chứng qua hàng loạt những trận đánh và những tính huống trong truyện.

Trên thực tế, rất nhiều khởi nghiệp khi bắt đầu đều có trong mình một ước mơ, tuy nhiên ước mơ đó có đủ lớn đến mức thôi thúc hành động quyết liệt và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho từng thành viên trong nhóm hay không lại là vấn đề khác. Luôn giữ trong mình nhiệt huyết và một niềm tin vào tương lai sẽ giúp khởi nghiệp tự tin vào những bước đi của mình.

2. Hợp tác cũng những cá nhân xuất sắc

Luffy bắt đầu thực hiện ước mơ trên biển của mình một cách đơn độc, tuy nhiên, cậu sớm nhận ra rằng cần phải có những người bạn đồng hành trên con thuyền của mình. Đầu tiên là một kiếm sỹ, rồi đến hoa tiêu, xạ thủ, đầu bếp, bác sỹ, thợ đóng tàu v.v..Mỗi người trên thuyền của Luffy đều sở hữu những khả năng đặc biệt của từng lĩnh vực khác nhau. Có thể họ chưa phải là người giỏi nhất nhưng họ luôn khao khát được trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình

Đối với khởi nghiệp, có trong nhóm những cá nhân xuất sắc luôn là điều kiện cơ bản để đi đến thành công. Mỗi người trong nhóm sẽ giỏi về những mảng nhất định và bổ sung cho nhau. Không nhất thiết phải tuyển dụng những cá nhân giỏi mà không phù hợp, hãy tìm những người phù hợp với công việc và quan trọng nhất, họ luôn mong muốn trở thành người giỏi nhất trong công việc mình đang làm

3. Luôn học hỏi và phát triển

Ban đầu, nhóm hải tặc của Luffy không được đánh giá cao vì phần lớn thành viên đều khá trẻ tuổi và không có nhiều kỹ năng đặc biệt. Tuy nhiên, qua từng trận đánh, từng khó khăn ập đến, cả đội vẫn luôn tin tưởng và cố gắng hoàn thiện kỹ năng của mình. Sau mỗi biến cố, nhóm của Luffy đều vượt qua được và trở nên mạnh mẽ, đoàn kết hơn.

Đây cũng là bài học cho khởi nghiệp, khó khăn và thất bại là điều luôn luôn xảy ra. Cần xác định điều đó và cố gắng hoàn thiện, tịch lũy kinh nghiệm sau mỗi khó khăn. Khi tích lũy đủ lượng, chất sẽ thay đổi và khởi nghiệp sẽ trở nên vững vàng hơn.

Theo TechinAsia.com

CON NHỆN ĐỜI

Sau cơn mưa, một con nhện đang cố gắng bò qua phía góc tường, làm một nơi ở mới. Vì tường trơn, con nhện leo đến một khoảng nhất định liền bị rơi xuống, nó lại tiếp tục leo lên rồi lại rơi xuống....

Người thứ nhất nhìn thấy con nhện, tự nhủ :“ Ta chẳng phải cũng giống như con nhện đó sao? Đã hiểu rõ thất bại mà vẫn làm, tuy không được gì nhưng con nhện này dù sao cũng đã bận rộn và vẫn cảm thấy vui vẻ, còn tốt hơn ta suốt ngày than vãn“. Từ đó anh ta không than vãn nữa....

Người thứ hai nhìn thấy con nhện, anh ta nói: “ Đúng là một kẻ ngu xuẩn, sao không bò vòng qua chỗ khô ráo mà đi ? Ta chẳng phải nhiều lúc cũng như nó sao ?“. Từ đó anh ta trở nên thông minh hơn.

Người thứ 3 nhìn thấy con nhện, lập tứ bị ý chí chiến đấu kiên cường của con nhện làm cho xúc động. Từ đó anh ta trở nên kiên cường hơn.

Quả thật, trong tự nhiên từ đó bạn có thể học được những bài học khác nhau. Không nhất thiết bạn phải học giống như những người khác, cách suy nghĩ riêng của bạn luôn là cách tốt nhất cho bạn.

Sưu tầm.
Nguồn.CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai.

Add

LĂNG KÍNH CHUYÊN GIA: CHỦ ĐỀ “QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM – TỔN THẤT VÌ HỢP ĐỒNG” - Đừng chỉ tập trung vào việc quy tội hay xử phạt khi tổn thất hợp đồng"

Là một chuyên gia về nhân sự, am hiểu về nghệ thuật quản lý, bà
Lê Thị Kim Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dynamic Consulting đã theo dõi rất sát nội dung tình huống mà CKTC số 13 đưa ra và đang gây nhiều dư luận trái chiều cũng như khiến CEO của doanh nghiệp SMEs rơi vào tình thế khó xử phạt nghiêm minh. Bà Kim Anh cho rằng, một tổn thất lớn về hợp đồng có thể khiến cả doanh nghiệp đều bị gánh chịu hậu quả:

- Người đứng đầu doanh nghiệp, các Trưởng Phòng thay vì có thêm doanh thu, nay do bị tổn thất, phải tìm cách tìm kiếm, xoay sở để bù đắp khoản thất thoát này

- Công nhân viên thay vì có thêm tiền thưởng, bị mất đi khoản tiền thưởng do sự tổn thất này

Do đó, người chịu trách nhiệm về tổn thất trong tình huống CKTC số 13 có thể là những người can dự vào quá trình hình thành mẫu thử, thẩm duyệt của khách hàng, các khâu liên quan đến chế bản in, kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Đó có thể là một chuyên viên thiết kế bản in, Trưởng Phòng Sản xuất hay chuyên viên Đảm bảo chất lượng. Trên hết, CEO cũng có thể là người phải chịu trách nhiệm nếu như hệ thống quản lý chất lượng chưa được thiết lập chặt chẽ trong doanh nghiệp.

Mỗi khi gặp những trường hợp như vậy, doanh nghiệp Việt Nam thường  "Thất bại là mẹ thành công”. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng hay nói “Learning from mistake” (bài học từ lỗi lầm).

Tuy nhiên, thất bại này có dẫn đến thành công hay không, ta có thể học được từ lỗi lầm hay không là nhờ ở sự phân tích thấu đáo sự việc nhằm tránh sự việc ấy tái diễn, chứ không phải chỉ tập trung vào việc quy tội hay xử phạt.

"CEO nên triệu tập cuộc họp giữa các Trưởng Phòng, thậm chí các chuyên viên làm ở những khâu mà có thể để xảy ra các lỗi kỹ thuật. Hãy phân tích kỹ nguyên nhân xảy ra sự việc, xem xét kỹ các mắt xích của từng khâu – nơi mà có sự bàn giao giữa các khâu – để xác định việc sai lệch về mẫu màu hay lỗi chính tả xảy ra ở khâu nào, bước nào trong khâu liên quan. CEO nên khéo léo dẫn dắt cuộc họp theo hướng nhắm vào sự việc mà phân tích, nhắm vào tương lai (tránh sự việc tái diễn) thay vì nhắm vào một người hoặc day đi day lại tổn thất đã diễn ra",

Trong nhiều trường hợp, các cá nhân, hoặc những người có liên quan phải bỏ tiền túi ra nộp phạt. Tuy nhiên, các tình tiết trong tình huống CKTC số 13 chưa đầy đủ, nên bà Kim Anh đưa ra những trường hợp sau đây sẽ có thể bị quy phạt trách nhiệm:

1. Người tạo mẫu thử chưa đối chiếu với yêu cầu khách hàng hoặc đối chiếu nhưng chưa có xác nhận bằng văn bản của họ đã thông báo bên sản xuất

2. Người tạo chế bản in không kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi cho in hàng loạt

3. Trưởng Phòng Sản xuất không tổ chức chặt chẽ việc kiểm soát, ký nhận bàn giao giữa các khâu, các ca; bố trí người thiếu hoặc không phù hợp cho những khâu quan trọng

4. Người kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng đã không tiến hành kiểm tra theo đúng tỉ lệ mà doanh nghiệp quy định

Song dù lựa chọn phương án nào nêu trên thì điều quan trọng là nội bộ doanh nghiệp phải có phương án xử lý để không lặp lại những sai lầm này?
Chẳng hạn, CEO cần rà soát và củng cố Tiến trình quản trị rủi ro. Tiến trình này nên thực hiện với Trưởng Phòng Nhân sự, Trưởng Phòng Sản xuất và với những người có can dự vào quá trình hình thành sản phẩm. Tiến trình này nhắm vào việc đảm bảo sự thực hiện nhất quán, không buông lỏng về chất lượng sản phẩm, trong đó bao gồm:
- Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm bởi chính phòng sản xuất trong từng khâu/ ca, giữa các khâu/ ca;
- Kiểm soát chất lượng đột xuất, cuối mỗi khâu của chuyên viên quản lý chất lượng (bên ngoài phòng sản xuất) để đảm bảo tính khách quan
- Quy chế thưởng phạt với chỉ số đo lường cho từng nhân viên thực hiện các khâu, cho cả tổ sản xuất để nâng cao tính chịu trách nhiệm tập thể
Nguồn.CEO - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG.

loading...

Danh sách chương: